Hiện nay, chính sách hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm đã góp phần quan trọng trong việc duy trì và giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động trong cả nước. Vậy pháp luật quy định như thế nào về điều kiện và thủ tục vay vốn giải quyết việc làm?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện vay vốn giải quyết việc làm:
Chính sách vốn vay giải quyết việc làm đã tạo thêm động lực tài chính để phục hồi và phát triển sản xuất cho người dân. Vay vốn giải quyết việc làm được xem là một trong những nguồn quan trọng hỗ trợ người dân có thêm chính sách để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo bền vững. Trong những năm vừa qua, các tỉnh/thành phố trên địa bàn cả nước đã triển khai kịp thời và đầy đủ các công tác và chính sách liên quan đến chương trình này, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận nguồn vốn. Tuy nhiên trên thực tế, pháp luật cũng quy định cụ thể về điều kiện vay vốn giải quyết việc làm. Căn cứ theo quy định tại Quyết định 343/QĐ-LĐTBXH năm 2023 công bố các thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cần phải đáp ứng được những điều kiện sau đây khi thực hiện thủ tục vay vốn giải quyết việc làm:
Thứ nhất, những đối tượng được xác định là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cần phải đáp ứng được những điều kiện sau khi thực hiện thủ tục vay vốn giải quyết việc làm:
– Cơ sở sản xuất kinh doanh đó phải đáp ứng một loạt các yêu cầu pháp lý theo quy định của pháp luật, cơ sở sản xuất kinh doanh phải được thành lập hợp pháp và hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp, phải đăng ký thành lập tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải cung cấp đầy đủ và chính xác tất cả các thông tin và giấy tờ cần thiết có liên quan để đảm bảo việc cơ sở đó tuân thủ quy định pháp luật;
– Để đảm bảo việc vay vốn được thực hiện có hiệu quả và bền vững thì các cơ sở sản xuất kinh doanh trên thực tế cần phải thể hiện sự khả thi trong quá trình hoạt động tại địa phương, vấn đề này đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh phải có một dự án vay vốn chi tiết, phải có khả năng tạo ra công việc và duy trì phát triển vốn có hiệu quả, phải có mục tiêu đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng và khu vực của địa phương;
– Ngoài các điều kiện nêu trên thì các cơ sở sản xuất kinh doanh khi thực hiện thủ tục vay vốn giải quyết việc làm cần phải thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm việc vay vốn diễn ra một cách hợp pháp và đáng tin cậy. Trên thực tế đã chứng minh, nhiều doanh nghiệp đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân từ hoạt động vay nguồn vốn đãi này.
Thứ hai, những đối tượng được xác định là người lao động cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây khi thực hiện thủ tục vay vốn giải quyết việc làm:
– Năng lực hành vi dân sự được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu cần phải xem xét, tức là người lao động cần phải đáp ứng điều kiện về việc đủ khả năng tham gia vào các hoạt động dân sự, có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự đầy đủ, phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật và thực hiện các cam kết phù hợp với quy định của pháp luật;
– Người lao động phải có nhu cầu cụ thể về việc sử dụng nguồn vốn vay nhằm mục đích tạo ra công ăn việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên thực tế và tạo động lực kiếm thêm thu nhập, bao gồm việc cung cấp một dự án vay vốn chi tiết cùng với sự xác nhận và chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền tại nơi thực hiện dự án đó;
– Người lao động thực hiện thủ tục vay vốn giải quyết việc làm phải có nơi cư trú hợp pháp tại nơi thực hiện dự án và phải đảm bảo rằng các chủ thể này có quyền cư trú tại địa phương nơi dự án sẽ được triển khai trong tương lai.
Thứ ba, điều kiện bảo đảm tiền vay vốn giải quyết việc làm được quy định như sau:
– Khi muốn vay vốn với số tiền từ 100.000.000 đồng trở lên, thì các cơ sở sản xuất và kinh doanh cần phải cung cấp tài sản để đảm bảo cho khoản tiền vay đó theo quy định của pháp luật, tài sản bảo đảm cho khoản tiền vay có thể bao gồm bất động sản hoạt động sản, có thể là đất đai hoặc các thiết bị sản xuất và nhiều loại tài sản có giá trị khác;
– Việc sử dụng tài sản bảo đảm sẽ trở thành một cơ hội hữu ích để tăng cường tính an toàn và độ tin cậy trong quá trình thực hiện thủ tục vay vốn giải quyết việc làm, và đồng thời hoạt động này cũng tạo ra điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển và mở rộng không ngừng của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên thực tế.
2. Trình tự và thủ tục vay vốn giải quyết việc làm:
Trình tự và thủ tục vay vốn giải quyết việc làm sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: các cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc người lao động có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm sẽ cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Quyết định 343/QĐ-LĐTBXH năm 2023 công bố các thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thành phần hồ sơ vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm sẽ bao gồm những loại giấy tờ cơ bản sau:
– Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu do pháp luật quy định;
– Giấy xác nhận về thông tin cư trú được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy phép đăng ký hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nêu trên thì các chủ thể sẽ nộp hồ sơ tới ngân hàng chính sách xã hội địa phương. Trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận hồ sơ vay vốn giải quyết việc làm, ngân hàng chính sách xã hội địa phương sẽ tổ chức hoạt động thẩm định, sau đó trình văn bản lên chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh quan tổ chức thực hiện chương trình xem xét và phê duyệt.
Bước 3: Trong khoảng thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt của ngân hàng chính sách xã hội địa, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình sẽ xem xét và phê duyệt hồ sơ theo quy định của pháp luật. Nếu xét thấy không đủ điều kiện để cho vay vốn giải quyết việc làm thì cần phải sao nói bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng để ngân hàng chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án
3. Mức vay và lãi suất áp dụng cho vay giải quyết việc làm:
Theo Điều 24 của
– Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện nay có mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm;
– Đối với người lao động, mức vay tối đa được xác định là 100 triệu đồng;
– Mức vay cụ thể do cơ quan có thẩm quyền đó là Ngân hàng chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, căn cứ vào khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Căn cứ tại Điều 25 của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 74/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm), có quy định thời hạn vay vốn tối đa 120 tháng. Thời hạn vay vốn cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ngân hàng chính sách xã hội xem xét căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, căn cứ vào khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Tại Điều 26 của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 74/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm), có quy định lãi suất vay vốn về việc làm như sau:
– Đối với đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, những đối tượng được xác định là người lao động: Lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo quy định pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo;
– Đối với đối tượng là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người lao động là người dân tộc thiểu số và người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật theo quy định của pháp luật về khuyết tật: Lãi suất vay vốn bằng 50% lãi suất doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động;
– Lãi suất nợ quá hạn hiện nay được xác định bằng 130% lãi suất vay vốn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
– Nghị định số 74/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
– Quyết định 343/QĐ-LĐTBXH năm 2023 công bố các thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Nghị định số 104/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.