Điều kiện tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp? Thủ tục thành lập tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp?
Tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp khi thành lập thì cần phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, kế hoạch xây dựng lực lượng dân quân sự vệ của địa phương đã được phê duyệt; sự phù hợp về quy mô lao động, tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tổ chức, hoạt động của dân quân sự vệ thì doanh nghiệp có thể thành lập tổ chức tự vệ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về điều kiện, thủ tục thành lập tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Điều kiện tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp:
Điều kiện tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp theo Điều 17
“Doanh nghiệp được xem xét quyết định thành lập đơn vị tự vệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Ủy ban nhân dân các cấp và sự chỉ huy của cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện;
2. Theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đề án, kế hoạch tổ chức Dân quân tự vệ của địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động và phù hợp với tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
3. Đã hoạt động từ đủ 24 tháng trở lên;
4. Có số lượng người lao động đủ tiêu chuẩn tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ để tổ chức ít nhất 01 tiểu đội tự vệ.”
Như vậy, các doanh nghiệp để được xem xét quyết định thành lập đơn vị tự vệ thì sẽ cần có đủ các điều kiện được quy định cụ thể nêu trên. Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý nhằm mục đích để bảo đảm hoạt động của đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp cũng như tránh việc thành lập đơn vị tự vệ một cách tràn lan gây ra những tác động tiêu cực đối với việc thành lập đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp.
2. Thủ tục thành lập tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp:
Cơ sở pháp lý:
– Luật Dân quân tự vệ 2019.
– Thông tư số 77/2020/TT-BQP năm 2020.
Trình tự thành lập, giải thể đơn vị Dân quân tự vệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức bao gồm các bước sau đây:
Bước 1:
– Cơ quan quân sự địa phương các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, thôn đội trưởng, doanh nghiệp quân đội lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc qua quân bưu đến cơ quan chức năng của cấp có thẩm quyền thành lập đơn vị Dân quân tự vệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, như sau:
+ Cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh lập hồ sơ thành lập đại đội pháo phòng không, pháo binh báo cáo Bộ Tư lệnh Quân khu gửi Cục Dân quân tự vệ, Bộ Tổng Tham mưu; đối với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội gửi Cục Dân quân tự vệ, Bộ Tổng Tham mưu;
+ Cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan, tổ chức của cấp tổ chức đơn vị Dân quân tự vệ lập hồ sơ thành lập tiểu đoàn tự vệ; hải đoàn, hải đội Dân quân tự vệ; hải đội dân quân thường trực gửi Bộ Tham mưu Quân khu, Quân chủng Hải quân; đối với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội do cơ quan quân sự địa phương cấp huyện, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trên địa bàn lập hồ sơ gửi Bộ Tham mưu Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
+ Cơ quan quân sự địa phương cấp huyện, người đứng đầu cơ quan, tổ chức lập hồ sơ thành lập đại đội tự vệ, đại đội Dân quân tự vệ cơ động, trung đội Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trung đội Dân quân tự vệ biển; tiểu đội, trung đội dân quân thường trực gửi cơ quan tham mưu cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh.
+ Ban chỉ huy quân sự cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức lập hồ sơ thành lập trung đội Dân quân tự vệ cơ động; tiểu đội, trung đội dân quân tại chỗ; khẩu đội dân quân tự vệ pháo binh; tổ, tiểu đội dân quân trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế; tiểu đội Dân quân tự vệ biển gửi cơ quan tham mưu Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
+ Thôn đội trưởng lập danh sách thành lập tổ dân quân tại chỗ gửi Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã. Nơi không có đơn vị hành chính cấp xã gửi cơ quan tham mưu Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
+ Ban chỉ huy quân sự cấp huyện lập hồ sơ thành lập Ban chỉ huy quân sự cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
+ Ban chỉ huy quân sự cấp huyện thống nhất với người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn lập hồ sơ thành lập Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức gửi cơ quan tham mưu Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
– Doanh nghiệp quân đội lập hồ sơ thành lập đơn vị tự vệ thuộc quyền gửi cơ quan chức năng của cấp có thẩm quyền thành lập đơn vị tự vệ sau:
+ Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm các tổng cục, Tổng cục trưởng Tổng cục II, Tư lệnh Quân khu, Quân chủng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Binh chủng, Quân đoàn, Binh đoàn quyết định thành lập: Tiểu đoàn, hải đoàn, đại đội, hải đội tự vệ doanh nghiệp thuộc quyền.
+ Giám đốc viện, Học viện, Hiệu trưởng nhà trường thuộc Bộ Quốc phòng, Tổng giám đốc tập đoàn, Tổng công ty quyết định thành lập: Đại đội tự vệ, hải đội tự vệ; trung đội tự vệ phòng không, pháo binh doanh nghiệp thuộc quyền.
+ Giám đốc công ty, Hiệu trưởng nhà trường thuộc Tổng cục, Quân khu, Quân chủng, Binh chủng, Quân đoàn quyết định thành lập: Trung đội, tiểu đội, khẩu đội tự vệ doanh nghiệp thuộc quyền.
Cấp đề nghị thành lập đơn vị Dân quân tự vệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có văn bản trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập xem xét quyết định giải thể. Trình tự, thủ tục giải thể như trình tự thủ tục thành lập.
Bước 2. Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận phải kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định; trường hợp không hợp lệ phải hướng dẫn bằng văn bản để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cấp có thẩm quyền thành lập, giải thể đơn vị Dân quân tự vệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.
Bước 4. Công bố quyết định: Các chủ thể là người có thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể đơn vị Dân quân tự vệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan tổ chức; cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ quy định tại Điều 23
Cách thức thực hiện:
Gửi trực tiếp hoặc qua quân bưu.
Thành phần số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ:
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
– 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, hồ sơ theo quy định, cụ thể:
– 10 ngày làm việc đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ; trường hợp không hợp lệ phải hướng dẫn bằng văn bản để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
– 05 ngày làm việc đối với cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể đơn vị Dân quân tự vệ hoặc Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ.
Đối tượng thực hiện:
Tổ chức.
Cơ quan thực hiện:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
+ Đối với đơn vị Dân quân tự vệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức:
Thứ nhất: Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định thành lập đại đội Dân quân tự vệ pháo phòng không, đại đội Dân quân tự vệ pháo binh.
Thứ hai: Tư lệnh quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định thành lập tiểu đoàn tự vệ; hải đội Dân quân tự vệ, hải đội dân quân thường trực; hải đoàn Dân quân tự vệ.
Thứ ba: Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định thành lập đại đội tự vệ, đại đội dân quân cơ động; trung đội Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh; trung đội Dân quân tự vệ biển; tiểu đội, trung đội dân quân thường trực.
Thứ tư: Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định thành lập trung đội Dân quân tự vệ cơ động; tiểu đội, trung đội Dân quân tự vệ tại chỗ; khẩu đội Dân quân tự vệ pháo binh; tổ, tiểu đội dân quân trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế; tiểu đội Dân quân tự vệ biển.
Thứ năm: Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã quyết định thành lập tổ dân quân tại chỗ sau khi báo cáo Ban chỉ huy quân sự cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định thành lập.
Thứ sáu: Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định thành lập Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.
Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập thì có quyền quyết định giải thể đơn vị Dân quân tự vệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.
+ Đối với đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp quân đội:
Thứ nhất: Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm các tổng cục, Tổng cục trưởng Tổng cục II, Tư lệnh Quân khu, Quân chủng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Binh chủng, Quân đoàn, Binh đoàn quyết định thành lập: Tiểu đoàn, hải đoàn, đại đội, hải đội tự vệ doanh nghiệp thuộc quyền.
Thứ hai: Giám đốc viện, Học viện, Hiệu trưởng nhà trường thuộc Bộ Quốc phòng, Tổng giám đốc tập đoàn, Tổng công ty quyết định thành lập: Đại đội tự vệ, hải đội tự vệ; trung đội tự vệ phòng không, pháo binh doanh nghiệp thuộc quyền.
Thứ ba: Giám đốc công ty, Hiệu trưởng nhà trường thuộc tổng cục, Quân khu, Quân chủng, Binh chủng, Quân đoàn quyết định thành lập: Trung đội, tiểu đội, khẩu đội tự vệ doanh nghiệp thuộc quyền.
– Cơ quan thực hiện: Theo quy định của pháp luật là cơ quan quân sự địa phương các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, thôn đội trưởng, doanh nghiệp quân đội; cơ quan chức năng của cấp có thẩm quyền quyết định.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định thành lập, giải thể đơn vị Dân quân tự vệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.