Hiện nay, dịch vụ chuyển phát nhanh đã và đang ngày càng phát triển. Nhiều cá nhân muốn thành lập công ty chuyển phát nhanh. Vậy điều kiện, thủ tục thành lập công ty chuyển phát nhanh như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Điều kiện thành lập công ty chuyển phát nhanh:
Kinh doanh chuyển phát nhanh là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện căn cứ theo quy định của pháp luật về bưu chính. Và để thực hiện thành lập công ty chuyển phát nhanh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính. Hoặc bên cạnh đó phải có giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính.
– Đáp ứng điều kiện tài chính:
+ Có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam: trong trường hợp cung cấp dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh.
+ Có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam: trong trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế.
(theo quy định tại khoản 1 Điều 5
– Đưa ra được những phương án kinh doanh, phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ, giá cước dịch vụ bưu chính.
– Đề xuất được những biện pháp mang tính chất đảm bao an ninh thông tin cũng như sự an toàn đối với con người, bưu gửi và mạng bưu chính.
2. Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty chuyển phát nhanh:
2.1. Thực hiện đăng kí thành lập doanh nghiệp chuyển phát nhanh:
Bước 1: Tiến hành lựa chọn loại hình doanh nghiệp:
Dựa trên quy mô và định hướng kinh doanh, cá nhân hoặc tổ chức có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp như: công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên; công ty cổ phần; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân.
Cá nhân hoặc tổ chức có thể lựa chọn đăng kí ngành nghề sau:
– Ngành nghề bưu chính: mã 5310.
– Ngành nghề chuyển phát: mã 5320.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp chuyển phát nhanh:
* Với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên.
– Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân hoặc tổ chức là thành viên của công ty.
* Với loại hình công ty cổ phần:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
– Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân hoặc tổ chức là cổ đông của công ty.
* Với loại hình doanh nghiệp tư nhân:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân (bản sao).
* Với loại hình công ty hợp danh:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên.
– Đối với thành viên cần giấy tờ pháp lý của cá nhân (bản sao).
Bước 3: Nộp hồ sơ:
Người có nhu cầu chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ như trên và nộp tại Phòng Đăng Ký Kinh Doanh – Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Cách thức nộp:
– Nộp trực tiếp.
– Nộp qua đường bưu điện.
– Nộp qua trực tuyến
Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Chuyên viên phòng Đăng Ký Kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ.
Nếu hồ sơ không đầy đủ và không hợp lệ: Chuyên viên sẽ hướng dẫn cá nhân, doanh nghiệp lại hoàn thiện hồ sơ. Khi đó, doanh nghiệp phải soạn lại hồ sơ theo hướng dẫn và nộp lại hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đã điều chỉnh.
Nếu như hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Phòng Đăng Ký Kinh Doanh sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Thời hạn cấp giải quyết trong vòng 03 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Bước 5: Thực hiện công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp:
Sau khi hoàn tất thủ tục và được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp thì công ty chuyển phát nhanh cần tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia đúng quy định.
Thời hạn giải quyết: trong vòng 30 ngày tính từ ngày được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp.
Bước 6: Thực hiện khắc con dấu:
Công ty chuyển phát nhanh cần có con dấu riêng, số lượng và hình thức con dấu do doanh nghiệp quyết định.
Ngoài ra, công ty chuyển phát nhanh còn thực hiện các công đoạn sau để được đi vào hoạt động:
– Đăng ký tài khoản ngân hàng.
– Kê khai thuế và đóng thuế.
2.2. Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh bưu chính:
Kinh doanh chuyển phát nhanh là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó để hoạt động được thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh bưu chính, cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
– Giấy đề nghị giấy phép bưu chính (theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 47/2011/NĐ-CP).
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao).
– Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
– Phương án kinh doanh.
– Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính.
– Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có).
– Bảng giá cước dịch vụ bưu chính.
– Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố.
– Trong trường hợp phát sinh thiệt hại phải có quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt.
– Tài liệu về tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
–
Bước 2: Nộp hồ sơ:
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 47/2011/NĐ-CP, thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính bao gồm:
+ Thẩm quyền Sở Thông tin và Truyền thông:
Cấp giấy phép bưu chính trong trường hợp cung cấp dịch vụ trong phạm vi nội tỉnh.
+ Thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông:
Cấp giấy phép bưu chính đối với các trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi liên tỉnh, quốc tế.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiềm tra hồ sơ. Theo đó:
– Hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ: cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính từ chối cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
Khi đó phải thông báo cho doanh nghiệp, tổ chức về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Sau đó doanh nghiệp phải tiến hành sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo.
– Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiến hành các bước như sau:
+ Thực hiện thẩm tra và cấp giấy phép bưu chính: thời gian là 20 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
3. Mẫu giấy đề nghị giấy phép bưu chính:
PHỤ LỤC I
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP BƯU CHÍNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ)
(Tên doanh nghiệp) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………. | ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP BƯU CHÍNH
Kính gửi: ……… (tên cơ quan cấp giấy phép).
Căn cứ Luật bưu chính số 49/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số …../20…../NĐ-CP ………….. ;
(Tên doanh nghiệp) ……… đề nghị (cơ quan cấp giấy phép) ……… cấp giấy phép bưu chính với các nội dung sau:
Phần 1. Thông tin về doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt: (tên ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư, ghi bằng chữ in hoa) ……………..
Tên doanh nghiệp viết tắt (tên ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư):
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (tên ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư): …………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: (địa chỉ ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư):
3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư số: ………do ……….cấp ngày……… tại………….
4. Vốn điều lệ: ………..
5. Điện thoại: ………… Fax: …………
6. Website (nếu có) ………E-mail: ………….
7. Người đại diện theo pháp luật:
Họ tên ………Giới tính: ………….
Chức vụ: ………….
Quốc tịch ……… Sinh ngày: ………….
Số CMND/hộ chiếu ……… Cấp ngày ……… tại ………..
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………
Điện thoại: …………E-mail: ………….
8. Người liên hệ thường xuyên:
Họ tên: …………Giới tính:…………..
Chức vụ: ………….
Điện thoại: ……… E-mail: ……………
Phần 2. Mô tả tóm tắt về dịch vụ
1. Loại dịch vụ đề nghị cấp phép: …………..
2. Phạm vi cung ứng dịch vụ: ………….
3. Phương thức cung ứng dịch vụ: …………….
Phần 3. Thời hạn đề nghị cấp phép
Thời hạn đề nghị cấp phép: …………… năm
Phần 4. Tài liệu kèm theo
Tài liệu kèm theo gồm có:
1. …………..
2. …………..
Phần 5. Cam kết
(Tên doanh nghiệp) xin cam kết:
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của nội dung trong giấy đề nghị cấp giấy phép bưu chính và các hồ sơ, tài liệu kèm theo.
2. Nếu được cấp giấy phép bưu chính, (tên doanh nghiệp) sẽ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan và các quy định trong giấy phép bưu chính.
Nơi nhận: – Như trên; ……………. | NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Doanh nghiệp 2020.