Điều kiện thủ tục mở dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người bệnh tại nhà. Mở dịch vụ chăm sóc sức khỏe phục hồi chức năng.
Điều kiện thủ tục mở dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người bệnh tại nhà. Mở dịch vụ chăm sóc sức khỏe phục hồi chức năng.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi: Bây giờ tôi muốn mở dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người bệnh tại nhà thì tôi cần làm những gì về pháp lý ? Rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh (chị).
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo Điều 33
“1. Thiết bị y tế:
Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở dịch vụ đăng ký.
2. Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 45 tháng;
b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
3. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Chăm sóc sức khỏe tại nhà theo đơn của bác sỹ;
b) Không truyền dịch; không khám bệnh, chữa bệnh và kê đơn thuốc.”
Theo đó để có thể được mở dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người bệnh tại nhà, bạn cần đáp ứng được các yêu cầu nêu tại điều luật trên để có được cấp giấy giấy phép hoạt động. Hồ sơ xin cấp giấy phép được nộp tại Sở Y tế cấp tỉnh được quy định tại Điều 39
“2.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể như sau:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BYT, ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
c) Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cảngười hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này;
>>> Luật sư tư vấn kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng: 1900.6568
đ) Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
e) Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư số 41/2011/TT-BYT, ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
g) Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.”