Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ trong công ty cổ phần? Thủ tục chào bán trái phiếu riêng lẻ trong công ty cổ phần? Hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ trong công ty cổ phần?
Công ty cổ phần được xem là một trong số những loại hình công ty điển hình, theo đó, các hình thức huy động vốn của công ty cổ phần cũng rất đa dạng và linh hoạt. Một trong các hình thức huy động vốn hiệu quả hay được công ty cổ phần áp dụng là chào bán trái phiếu, cụ thể là chào bán trái phiếu riêng lẻ. Trái phiếu hiện đang là một loại chứng khoán được các nhà đầu tư ưa chuộng vì ưu tiên thanh toán so với cổ phiếu. Việc chào bán trái phiếu riêng lẻ công ty cổ phần phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ trong công ty cổ phần:
Khoản 1 Điều 128 Luật doanh nghiệp quy định nội dung sau đây:
“1. Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng chào bán trái phiếu riêng lẻ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng, các tổ chức khác và chào bán trái phiếu ra công chúng thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.”
Như vậy, ta nhận thấy, công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng có quyền chào bán cổ phần riêng lẻ khi đáp đứng được các điều kiện sau đây:
– Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng có quyền chào bán cổ phần riêng lẻ khi công ty đã thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã chào bán và đã đến hạn thanh toán hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt chào bán trái phiếu (nếu có), trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.
– Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng có quyền chào bán cổ phần riêng lẻ khi có
– Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng có quyền chào bán cổ phần riêng lẻ khi bảo đảm điều kiện về tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định pháp luật.
– Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng có quyền chào bán cổ phần riêng lẻ khi đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Việc chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng là chào bán không thông qua phương tiện thông tin đại chúng cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và đáp ứng điều kiện về đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ như sau:
– Nhà đầu tư chiến lược đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ.
– Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ và loại trái phiếu riêng lẻ khác.
2. Thủ tục chào bán trái phiếu riêng lẻ trong công ty cổ phần:
Thủ tục chào bán trái phiếu riêng lẻ trong công ty cổ phần theo quy định pháp luật bao gồm các bước sau đây:
– Bước 1: Công ty cổ phần sẽ quyết định phương án chào bán trái phiếu riêng lẻ theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Bước 2: Công ty sẽ tiến hành công bố thông tin trước mỗi đợt chào bán cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu và thông báo đợt chào bán cho sở giao dịch chứng khoán ít nhất 01 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức đợt chào bán trái phiếu.
– Bước 3: Doanh nghiệp sẽ tổ chức chào bán trái phiếu. Doanh nghiệp phải hoàn thành việc phân phối trái phiếu trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu.
– Bước 4: Công ty công bố thông tin về kết quả của đợt chào bán cho các nhà đầu tư đã mua trái phiếu và thông báo kết quả đợt chào bán đến sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán trái phiếu. Doanh nghiệp phát hành thực hiện đăng ký, lưu ký trái phiếu theo đúng quy định.
3. Hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ trong công ty cổ phần:
Pháp luật quy định doanh nghiệp phát hành trái phiếu có trách nhiệm lập hồ sơ chào bán để phục vụ cho việc chào bán, giao dịch và thanh toán lãi, gốc trái phiếu.
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì hồ sơ chào bán trái phiếu bao gồm các tài liệu cơ bản sau:
– Phương án phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 153/2020/NĐ-CP của Chính Phủ.
– Tài liệu công bố thông tin về đợt chào bán trái phiếu theo quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
– Hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp phát hành với các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến đợt phát hành trái phiếu, bao gồm:
+ Hợp đồng ký kết với tổ chức tư vấn về hồ sơ chào bán trái phiếu, trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty chứng khoán được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán.
+ Hợp đồng ký kết với tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu phù hợp với phương thức phát hành trái phiếu quy định tại Điều 14 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, ngoại trừ trường hợp tổ chức tín dụng bán trực tiếp cho nhà đầu tư trái phiếu.
+ Hợp đồng ký kết với tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu.
+ Hợp đồng ký kết với đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định của pháp luật chứng khoán (nếu có) để giám sát việc thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành.
+ Hợp đồng ký kết với đại lý quản lý tài sản bảo đảm đối với trái phiếu có bảo đảm (nếu có).
+ Hợp đồng ký kết với các tổ chức khác liên quan đến đợt chào bán trái phiếu (nếu có).
– Báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán.
– Kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có).
– Quyết định phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu của cấp có thẩm quyền.
– Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có).
– Tài liệu chứng minh đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động đối với doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật chuyên ngành.
– Đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngoài các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản này hồ sơ chào bán trái phiếu còn bao gồm:
+ Giấy đăng ký chào bán theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 153/2020/NĐ-CP.
+ Bản sao Quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị phê duyệt hồ sơ chào bán trái phiếu.
+ Cam kết của doanh nghiệp về việc không vi phạm quy định về sở hữu chéo theo quy định của Luật Doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu và thời điểm thực hiện quyền của chứng quyền.
+ Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc doanh nghiệp mở tài khoản phong tỏa để nhận tiền mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của đợt chào bán.
Hồ sơ chào bán trái phiếu thành nhiều đợt ngoài các tài liệu quy định ở trên còn bao gồm:
– Tài liệu về dự án hoặc kế hoạch sử dụng vốn làm nhiều đợt.
– Cập nhật tình hình chào bán và sử dụng vốn trái phiếu từ các đợt chào bán trước theo phương án phát hành trái phiếu.
– Cập nhật về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành trong trường hợp đợt chào bán sau cách đợt chào bán trước từ 06 tháng trở lên và trường hợp đợt chào bán sau khác năm tài chính với đợt chào bán trước.
Báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành trong hồ sơ chào bán trái phiếu sẽ cần phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán đủ điều kiện do pháp luật quy định. Ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính sẽ là ý kiến chấp nhận toàn phần. Đối với trường hợp ý kiến kiểm toán là ý kiến ngoại trừ thì khoản ngoại trừ của ý kiến kiểm toán đó sẽ không ảnh hưởng đến điều kiện chào bán; các chủ thể là doanh nghiệp phát hành phải có tài liệu giải thích hợp lý và có xác nhận của tổ chức kiểm toán về ảnh hưởng của việc loại trừ theo đúng quy định của pháp luật.
– Đối với trường hợp doanh nghiệp chào bán trái phiếu trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm mà chưa có báo cáo tài chính được kiểm toán năm trước liền kề của năm phát hành, hoặc chưa có báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán năm trước liền kề của năm phát hành, doanh nghiệp sử dụng báo cáo tài chính bán niên và báo cáo tài chính tháng/báo cáo tài chính quý gần nhất sau báo cáo tài chính bán niên của năm tài chính trước liền kề được soát xét hoặc kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện. Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.
– Còn đối với trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty mẹ, báo cáo tài chính trong hồ sơ chào bán trái phiếu bao gồm báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán của năm trước liền kề năm phát hành và báo cáo tài chính được kiểm toán của công ty mẹ năm trước liền kề năm phát hành. Trường hợp trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm mà doanh nghiệp chưa có báo cáo tài chính được kiểm toán năm trước liền kề của năm phát hành, hoặc chưa có báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán năm trước liền kề năm phát hành thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 12 Nghị định 153/2020/NĐ-CP của Chính Phủ.
Như vậy, ta nhận thấy, việc chào bán trái phiếu riêng lẻ trong công ty cổ phần cần tuân thủ các điều kiện và các quy định cụ thể của pháp luật. Các chủ thể cần có đầy đủ các loại hồ sơ nêu trên để thực hiện chào bán trái phiếu riêng lẻ trong công ty cổ phần.