Đất đai là đối tượng tài sản quan trọng, gắn bó mật thiết với quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Đồng thời đây cũng là một trong những đối tượng quen thuộc của thừa kế. Dưới đây là bài phân tích về điều kiện, thủ tục cấp sổ đỏ đối với đất ông bà để lại mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp xin cấp lại sổ đỏ với đất ông bà để lại:
Đất đai là đối tượng tài sản quan trọng, gắn bó mật thiết với quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Thực tế, khi nhắc đến vấn đề thừa kế, thì đất đai là một trong những đối tượng thừa kế phố biến nhất. Liên quan đến vấn đề thừa kế, thì chủ thể để lại di sản thừa kế và đối tượng nhận thừa kế cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Đất đai bố mẹ để lại cho con cái, con cái để lại cho bố mẹ, anh chị em ruột, ông bà để lại.
Đất mà ông bà để lại được hiểu là phần di sản thừa kế mà ông bà để lại khi mất đi. Lúc này, phần đất mà ông bà để lại sẽ liên quan đến vấn đề phân chia di sản thừa kế. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, có hai trường hợp phân chia di sản thừa kế, là phân chia di sản thừa kế theo di chúc và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Khi thực hiện khai nhận di sản thừa kế do ông bà để lại, chủ thể thuộc đối tượng được hưởng di sản thừa kế sẽ phải tiến hành khai nhận di sản thừa kế, và làm thủ tục xin cấp sổ đỏ.
Xét theo thực tế, các trường hợp xin cấp sổ đỏ với đất mà ông bà để lại bao gồm:
– Trường hợp 1: Đất đai ông bà để lại là di sản thừa kế được thể hiện trong di chúc. Tức trong nội dung di chúc, ông bà nêu rõ phần tài sản là đất đai sẽ để lại cho cháu. Lúc này, người cháu sẽ dựa vào nội dung của di chúc, tiến hành khai nhận di thừa kế. Sau khi thực hiện khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng, chủ thể được hưởng thừa kế đối với đất đai sẽ ra Sở tài nguyên và môi trường để làm thủ tục cấp sổ đỏ đối với đất đai mà ông bà để lại.
– Trường hợp 2: Đất đai ông bà để lại là di sản thừa kế nhưng không có di chúc. Trong trường hợp này, việc xác định phân chia di sản thừa kế sẽ diễn ra theo quy định chung của pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Tại đây, trong trường hợp con của người để lại di sản thừa kế (hàng thừa kế thứ nhất) chết trước người để lại di sản, thì con của họ sẽ thay bố mẹ hưởng thừa kế thế vị. Lúc này, cháu của người để lại di sản thừa kế sẽ thay bố (mẹ) mình nhận phần tài sản mà ông bà để lại. Tại đây, sau khi thực hiện các thủ tục liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế, phân chia di sản thừa kế (nếu có chủ thể thừa kế khác), cháu sẽ làm thủ tục xin cấp sổ đỏ đối với phần đất mà ông bà để lại.
Như vậy, từ những nội dung phân tích ở trên, có thể thấy, việc xin cấp sổ đỏ với đất mà ông bà để lại thường được diễn ra với hai trường hợp: Đất (di sản thừa kế) mà ông bà để lại có di chúc hoặc không có di chúc. Lúc này, ở từng trường hợp cụ thể, cháu (đối tượng được hưởng thừa kế ) đối với di sản thừa kế là đất đai có thể tiến hành thực hiện các thủ tục liên quan đến việc cấp sổ đỏ.
2. Điều kiện cấp sổ đỏ với đất ông bà để lại:
Như đã phân tích ở trên, đất ông bà để lại được hiểu là phần di sản thừa kế (đất đai) ông bà để lại khi mất đi, và cháu thuộc chủ thể được hưởng phần di sản này.
Đất đai ông bà để lại liên quan đến vấn đề thừa kế, do đó, khi muốn thực hiện cấp sổ đỏ với đất ông bà để lại, các cá nhân cần đảm bảo những yêu cầu cụ thể về điều kiện như sau:
– Thứ nhất, muốn xin cấp sổ đỏ (đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) với phần đất mà ông bà để lại, cá nhân (là cháu) phải tiến hành khai nhận di sản thừa kế. Việc khai nhận di sản thừa kế nhằm mục đích chứng minh chủ thể này là đối tượng được hưởng di sản thừa kế mà ông bà để lại (theo di chúc hoặc theo pháp luật). Nếu không chứng minh được điều này, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ không thực hiện cấp đất được (bởi không đúng đối tượng, và không đảm bảo điều kiện về đối tượng được cấp sổ).
– Thứ hai, muốn thực hiện cấp sổ đỏ với đất đai mà ông bà để lại, cá nhân thực hiện phải đảm bảo cung cấp cho phía cơ quan chức năng có thẩm quyền những giấy tờ cần thiết liên quan đến việc chuyển đổi tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Văn bản khai nhận di sản thừa kế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của chủ thể yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã phường về việc đất được sử dụng ổn định, lâu dài và không thuộc diện bị tranh chấp. Trong trường hợp đất đai ông bà để lại không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì phải có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất khác (do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp).
– Thứ ba, đối với trường hợp phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của tổ chức phải có văn bản chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức theo quy định của pháp luật.
– Thứ tư, về chủ thể thực hiện xin cấp sổ đỏ đối với đất ông bà để lại phải là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Trên đây là các điều kiện cơ bản nhất mà các cá nhân phải tiến hành thực hiện khi muốn xin cấp sổ đỏ đối với đất đai ông bà để lại. Việc đảm bảo các điều kiện này giúp quá trình thực hiện xin cấp sổ đỏ đối với đất ông bà để lại diễn ra một cách chuẩn chỉnh, khách quan, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, đây cũng là cơ sở nền tảng, giúp bảo vệ cách toàn diện quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân.
3. Thủ tục cấp sổ đỏ đối với đất ông bà để lại:
Để làm thủ tục xin cấp sổ đỏ đối với phần đất ông bà để lại, các cá nhân phải đảm bảo thực hiện theo các quy trình cụ thể sau đây:
– Bước 1: Khai nhận và phân chia di sản thừa kế là đất đai do ông bà để lại.
+ Tại thời điểm người để lại di sản thừa kế chết, thì các chủ thể thuộc diện được hưởng di sản có thể làm các thủ tục liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế. Trong trường hợp người để lại di sản thừa kế lập di chúc, thì việc xác định chủ thể hưởng di sản sẽ phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Trong trường hợp người để lại di sản chết không lập di chúc, thì việc khai nhận di sản thừa kế sẽ dựa vào hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.
+ Các đối tượng liên quan đến việc thừa kế di sản sẽ ra cơ quan công chứng để thực hiện khai nhận di sản thừa kế. Đồng thời, tại đây, các đối tượng này có thể thực hiện thỏa thuận phân chia di sản thừa kế; hoặc thỏa thuận về việc giải quyết, định đoạt với phần di sản thừa kế mà ông bà để lại.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn B mất không để lại di chúc. Di sản thừa kế mà ông B để lại là một miếng đất rộng 100 m2. Ông B có hai người con trai là anh Nguyễn Văn M và anh Nguyễn Văn L. Anh M mất trước ông B một lúc. Sau khi ông B mất, anh L quyết định làm hồ sơ khai nhận di sản thừa kế. Con của anh M là anh Nguyễn Văn C sẽ được nhận thừa kế thế vị. Thương cháu mất bố sớm, anh L quyết định từ chối nhận di sản thừa kế, để phần đất mà bố để lại cho anh C đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế đã được văn phòng công chứng.
– Bước 2: Làm thủ tục sang tên sổ đỏ đất đai do ông bà để lại.
Sau khi đã có
Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ tính pháp lý, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thụ lý và giải quyết việc sang tên sổ đỏ do ông bà để lại.
Khi thực hiện sang tên sổ đỏ đất đai do ông bà để lại, chủ thể thực hiện phải thực hiện các nghĩa vụ đóng thuế liên quan theo quy định chung của pháp luật.
Sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan, cá nhân sẽ nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Sở tài nguyên và môi trường cấp.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự 2015;