Hiện nay thì hoạt động khai thác và thăm dò khoáng sản vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản thì cần phải đáp ứng một số điều kiện và thực hiện theo thủ tục nhất định.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về vấn đề khai thác thăm dò khoáng sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Luật khoáng sản năm 2018 thì có thể nói, thăm dò khoáng sản hiện nay đang trở thành một trong những hoạt động vô cùng phổ biến trong đời sống con người nhằm phục vụ cho nhu cầu kinh tế và phát triển đất nước trong đời sống hiện đại. Thăm dò khoáng sản là khái niệm để chỉ hoạt động nhằm mục đích xác định trữ lượng và xác định chất lượng khoáng sản, các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu thu thập thông tin phục vụ cho quá trình khai thác khoáng sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Luật khoáng sản năm 2018 có quy định về những tổ chức và cá nhân được quyền thăm dò khoáng sản. Theo đó, các tổ chức và cá nhân sau đây khi đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ được phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:
– Các doanh nghiệp được thành lập phù hợp theo quy định của pháp luật tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập phù hợp với quy định của luật hợp tác xã;
– Doanh nghiệp nước ngoài có chi nhánh và văn phòng đại diện trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Các hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật sẽ được thăm dò khoáng sản nhầm mục đích phục vụ cho quá trình tìm kiếm vật liệu xây dựng thông thường.
Bên cạnh đó pháp luật còn quy định cụ thể về các nguyên tắc và điều kiện cấp giấy phép thăm dò khoáng sản. Theo đó thì không phải bất kỳ chủ đề nào cũng được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản. Chỉ những chủ thể đáp ứng được những điều kiện luật định mới được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Luật khoáng sản năm 2018 có quy định về những điều kiện để được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:
– Được các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước lựa chọn phù hợp với quy định tại Điều 36 của Luật khoáng sản năm 2018 hoặc chúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật ở các khu vực chưa thăm dò khai thác khoáng sản trên thực tế. Nếu các tổ chức và cá nhân không đủ điều kiện hành nghề căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Luật khoáng sản năm 2018 thì phải có hợp đồng theo quy định của pháp luật với các tổ chức có đầy đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật;
– Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Đối với khoáng sản độc hại thì con phải được chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ tướng chính phủ cho phép bằng văn bản thì mới được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản;
– Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng số vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản trên thực tế.
Như vậy có thể nói, các đơn vị thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản sẽ cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên thì mới được cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục cấp giấy phép thăm dò khoáng sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 của Luật khoáng sản năm 2018 có quy định về trình tự và thủ tục xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản. Theo đó thì, quá trình cấp giấy phép thăm dò khoáng sản sẽ phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Các tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản sẽ cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng để làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản. Thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị cụ thể sẽ được phân tích trong phần dưới đây.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì các chủ thể sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản trong trường hợp này sẽ được xác định Sao tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. Sau đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Nếu xét thấy hồ sơ còn thiếu thì xã yêu cầu các chủ thể nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ sao cho phù hợp với quy định. Còn nếu xét thấy hồ sơ đã hợp lệ thì sẽ ra phiếu hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp giấy phép thăm dò khoáng sản sẽ phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Tối đa là 90 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp phải lấy ý kiến của các cơ quan hoặc tổ chức hữu quan về các vấn đề có liên quan đến hoạt động cấp giấy phép thăm dò khoáng sản thì thời gian lấy ý kiến sẽ không được tính vào thời hạn nêu trên. Nếu xét thấy không đủ điều kiện để cấp giấy phép thăm dò khoáng sản thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 4: Trả kết quả cho người nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này sẽ được xác định là giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật căn cứ tại Điều 41 của Luật khoáng sản năm 2018. Theo quy định của pháp luật hiện nay, thì giấy phép thăm dò khoáng sản sẽ có thời hạn không quá 48 tháng theo quy định của pháp luật và có thể được gia hạn nhiều lần, tuy nhiên tổng số thời gian gia hạn sẽ không được quá 48 tháng, và mỗi lần ra hạn thì ban tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động thăm dò khoáng sản trên thực tế sẽ phải trả lại ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo giấy phép đã được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời hạn thăm dò khoáng sản sẽ bao gồm khoảng thời gian thực hiện đề án thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thời gian trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản và thời gian lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật, trong trường hợp tiến hành hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho các tổ chức hoặc cá nhân khác thì thời hạn thăm dò được xác định là thời gian còn lại của giấy phép thăm dò khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trước đó.
3. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 59 của Luật khoáng sản năm 2018 có quy định về thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản. Theo đó thì các bên chủ thể cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ và tài liệu sau đây:
– Đơn đề nghị xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt và bản sao giấy chứng nhận đầu tư được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Báo cáo tác động đánh giá môi trường và bản cam kết bảo vệ môi trường của các chủ thể xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản;
– Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong trường hợp chúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì phải có văn bản xác nhận trúng đấu giá;
– Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu phù hợp với quy định tại Điều 53 của Luật khoáng sản năm 2018.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Khoáng sản năm 2018;
– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.