Pháp luật hiện tại quy định về điều kiện để tham gia đấu thầu liên danh như thế nào? Tiêu chuẩn nào đánh hồ sơ dự thầu?
Pháp luật hiện tại quy định về điều kiện để tham gia đấu thầu liên danh như thế nào? Tiêu chuẩn nào đánh hồ sơ dự thầu?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có vấn đề muốn hỏi luật sư như sau: Pháp luật hiện tại quy định về điều kiện để tham gia đấu thầu liên danh như thế nào? Tiêu chuẩn nào đánh hồ sơ dự thầu? Cảm ơn luật sư.
Luât sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, Theo khoản 3 Điều 5 Luật đấu thầu 2013 quy định:
"3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có
văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh."
Tư cách hợp lệ của nhà thầu liên diên danh phải đảm bảo theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Luật đấu thầu 2013:
* Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
– Hạch toán tài chính độc lập;
– Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
– Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
– Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật đấu thầu;
– Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
– Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
– Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
* Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
– Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
– Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì nhà thầu chính còn phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 35 Điều 4 Luật đấu thầu 2013:
"35. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh."
Thứ hai, về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu thì khoản 1 Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 18. Đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu, bao gồm: Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có),
giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;"
Ngoài ra còn phải xem xét, đánh giá về kỹ thuật theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:
"3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Về việc đánh giá về năng lực thì thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 2 phụ lục Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT về Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
" Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu. Đối với gói thầu chia thành nhiều phần độc lập, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu sẽ được đánh giá tương ứng với phần mà nhà thầu tham dự thầu."
Như vậy, bạn có thể căn cứ vào những tiêu chuẩn trên để đánh giá hồ sơ dự thầu cũng như điều kiện để tham gia đấu thầu liên danh.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Tham gia đấu thầu trong nước có được liên danh
– Nội dung hợp đồng của chủ đầu tư và nhà thầu
– Giải đáp thắc mắc về đấu thầu
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại