Quy định về Hợp tác xã? Điều kiện trở thành thành viên xã viên hợp tác xã? Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã? Chấm dứt tư cách xã viên hợp tác xã khi nào?
Ngày nay, mô hình hợp tác xã không còn phát triển nhiều trên quy mô lớn như trước kia nhưng nó vân tồn tại và hoạt động trên nhiều địa phương trên khắp cả nước. Trong một hợp tác xã thì có bao gồm nhiều thành viên là xã viên của hợp tác xã. Để trở thành thành viên, xã viên hợp tác xã thì cá nhân, hộ gia đình cần phải đáp ứng các điều kiện như thế nào? quyền và nghĩa vụ của thành viên, xã viên hợp tác xã được pháp luật hợp tác xã quy định ra sao? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về nội dung này trong bài viết chi tiế dưới đây:
Cơ sở pháp lý:
– Luật Hợp tác xã năm 2021.
1. Quy định về Hợp tác xã
Hợp tác xã được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Không chỉ có thế mà hợp tác xã được biết đến với một mô hình tổ chức kinh tế phổ biến từ lâu và được khuyến khích phát triển ở Việt Nam, tồn tại song hành cùng với các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. Việc thành lập hợp tác xã cũng giống với việc thành lập công ty, đều phải đăng ký tại Cơ quan có thẩm quyền. Trên cơ sở quy định tại Điều 29
Như vày, có thể thấy pháp luật về hợp tác xã quy định về đối tượng có thể trở thành thành viên hợp tác xã là cán bộ, công chức, khi có đủ điều kiện như đối với cá nhân, và có thêm sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lí thì được tham gia hợp tác xã với tư cách là xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã và theo như quy định là những cán bộ, công chức khi trở thành xã viên hợp tác xã sẽ không được trực tiếp quản lí, điều hành hoặc giữ các chức danh chuyên môn nghiệp vụ của hợp tác xã.
2. Điều kiện trở thành thành viên xã viên hợp tác xã
Điều kiện để cá nhân, tổ chức trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên được quy định tại Điều 13
2.1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện
– Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
– Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
– Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
– Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật hợp tác xã 2012 và điều lệ hợp tác xã;
Khoản 1 Điều 17 Luật hợp tác xã 2012 quy định: “Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã”.
– Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với cá nhân là người nước ngoài
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật Hợp tác xã, cá nhân là người nước ngoài tham gia vào hợp tác xã ở Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Trường hợp tham gia hợp tác xã tạo việc làm thì phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với lao động là người nước ngoài.
– Đối với hợp tác xã có ngành nghề kinh doanh hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn của người nước ngoài thì việc tham gia của người nước ngoài vào hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật đầu tư liên quan tới ngành nghề đó.
– Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.
2.2. Hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện
– Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã;
– Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;
– Góp vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật hợp tác xã 2012 và điều lệ liên hiệp hợp tác xã;
Khoản 2 Điều 17 Luật hợp tác xã 2012 quy định: “Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã”.
– Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.
Như vậy, các cá nhân hoặc hợp tác xã muốn trở thành thành viên hay hợp tác xã thành viên của hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện như trên.
Bên cạnh đó, Luật hợp tác xã 2012 cũng quy định, cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã; hợp tác xã có thể là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã trừ trường hợp điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định khác.
Ngoài ra, pháp nhân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam muốn trở thành thành viên hợp tác xã phải thực hiện các thủ tục và đáp ứng quy định của Chính phủ Việt Nam.
3. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã
Trên cơ sở quy định về xã viên hợp tác xã của
Thứ nhất về quyền thì thành viên hợp tác xã có các quyền cơ bản được quy định trong pháp luật hợp tác xã có quyền được liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ, phân phối thu nhập, hưởng các phúc lợi, tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, ứng cử, đề cử thành viên, có quyền kiến nghị, yêu cầu,… Ngoài các quyền trên, còn có các quyền được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của liên hiệp hợp tác xã. Được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, không những thể mà pháp luật này cũng quy định ra khỏi, trả lại, chia giá trị tài sản, xã viên hợp tác xã có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện và những quyền khác theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ hai về nghĩa vụ thì thành viên hợp tác xã phải thực hiện các nghĩa vụ theo như quy định của pháp luật hợp tác xã có nghĩa vụ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ, không những thế mà còn có nghĩa vụ góp phần vốn góp đã cam kết đủ, đúng thời hạn, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính, bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật, Ngoài ra thì xã viên hợp tác xã cần tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và những nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ.
Như vậy, có thể thấy rằng, sự ra đời của
4. Chấm dứt tư cách xã viên hợp tác xã khi nào?
Tư cách xã viên hợp tác xã của một các nhân không phải là mãi mai bởi vì theo như quy định tại Luật Hợp tác xã thì tư cách xã viên chấm dứt trong các trường hợp xã viên là cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, xã viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo qui định của Điều lệ hợp tác xã, xã viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản hoặc không có người đại diện đủ điều kiện theo qui định của Điều lệ hợp tác xã; xã viên đã được chấp nhận ra khỏi hợp tác xã theo qui định của Điều lệ hợp tác xã; xã viên đã chuyển hết vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo qui định của Điều lệ hợp tác xã và các trường hợp khác do Điều lệ hợp tác xã qui định.
Như vậy, cán bộ công chức sau khi tham gia vào hợp tác xã và trở thành xã viên của hợp tác xã đó và có quyền và nghĩa vụ trong hợp tác xã, các xã viên thực hiên những quyền và nghĩa vụ này với tư cách là xã viên của hợp tác xã. Nhưng khi xã viên hợp tác xã chết, mất tích, xã viên bị giải thể, chuyển vốn của mình cho người khác thì lúc này theo như quy định của pháp luật thì xã viên sẽ bị chấm dứt tư cách xã viên. Khi chấm dứt tư cách xã viên, việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ đối với xã viên được thực hiện theo quy định của Điều lệ hợp tác xã.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện, quyền và nghĩa vụ của thành viên, xã viên hợp tác xã theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về hợp tác xã khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!