Thiết kế xây dựng công trình có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng. Dưới đây là bài phân tích về điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế xây dựng công trình?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là tổ chức thiết kế xây dựng công trình?
Thiết kế xây dựng là việc tạo ra một bản vẽ hoặc quy ước nhằm tính toán việc xây dựng các công trình trong tương lai. Tổ chức thiết kế xây dựng công trình là việc các cá nhân, tổ chức lên kế hoạch tạo ra một bản vẽ hoặc quy ước nhằm tính toán việc xây dựng công trình đó.
Hiện nay, với bất kỳ công trình xây dựng lớn nhỏ nào đều cần đến hoạt động thiết kế xây dựng. Khi thiết kế xây dựng công trình, chủ đầu tư sẽ xem xét, định hướng cụ thể kế hoạch xây dựng cho tương lai. Đồng thời, thông qua bản thiết kế, chủ đầu tư sẽ nắm bắt được việc xây dựng công trình phải trải qua những công đoạn như thế nào, thời gian bao nhiêu lâu. Trong nhiều trường hợp cụ thể, bản thiết kế xây dựng này giúp quá trình quản lý, giám sát hoạt động xây dựng của cơ quan chức năng có thẩm quyền đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Khi thực hiện tổ chức thiết kế xây dựng công trình, các chủ thể tham gia phải tiến hành lên kế hoạch với nhau. Mọi người sẽ cùng nhau đưa ra ý kiến, vạch ra phương hướng xây dựng để giúp bản thiết kế thể hiện được cách xác đáng nhất mô hình công trình thực tiễn mà nhà đầu tư muốn xây dựng lên. Cùng với đó, trong quá trình thiết kế xây dựng công trình, nhà thiết kế bằng chuyên môn của mình phải xem xét xem tính khả thi của thực tiễn xây dựng theo bản thiết kế. Sau khi xác định được tính khả thi, các cá nhân chịu trách nhiệm sẽ lựa chọn sơ bộ về dây chuyền công nghệ, thiết bị làm cơ sở xác định chủ trương đầu tư xây dựng công trình.
Thiết kế xây dựng công trình gồm những phân loại cụ thể sau đây:
– Thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;
– Thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;
– Các thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm thiết kế kỹ thuật tổng thể, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.
Như vậy, với từng loại hình công trình nhất định, sẽ có những phương thức thiết kế công trình xây dựng khác nhau. Tất nhiên, việc tổ chức thiết kế xây dựng công trình cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định về điều kiện mỹ thuật, hình thức, ý nghĩa của công trình đó. Chỉ khi đảm bảo đầy đủ những yếu tố này, bản thiết kế công trình mới được xem là cơ bản hoàn thiện và được đưa vào vận hành xây dựng.
2. Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế xây dựng công trình?
Trước đây, điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế xây dựng công trình được điều chỉnh bởi Nghị định 100/2018/NĐ-CP. Song, hiện nay, Nghị định này đã hết hiệu lực. Thay vào đó, Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng cũng có sự điều chỉnh chung về điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế công trình xây dựng.
Về cơ bản, ta có thể hiểu, quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình.
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, các chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng công trình bao gồm những đối tượng sau đây:
+ Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư.
+ Nhà thầu thi công xây dựng.
+ Nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình;
+ Các nhà thầu tư vấn gồm: khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thí nghiệm, kiểm định và các nhà thầu tư vấn khác.
– Khoản 2 Điều 7 Nghị định này cũng quy định rõ, các nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng và an toàn đối với các công việc do mình thực hiện trước pháp luật, trước chủ đầu tư và trước nhà thầu chính trong trường hợp là nhà thầu phụ. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
– Trong trường hợp áp dụng hình thức liên danh các nhà thầu, các nhà thầu trong liên danh chịu trách nhiệm về chất lượng đối với công việc do mình thực hiện được phân định trong
– Trong trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, tổng thầu có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng, giám sát thi công xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện; thực hiện các trách nhiệm khác được chủ đầu tư giao theo quy định của hợp đồng xây dựng.
– Nghị định Nghị định 06/2021/NĐ-CP cũng quy định, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý xây dựng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình; tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình, công trình xây dựng; tổ chức bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật. Việc nghiệm thu của chủ đầu tư không thay thế, không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu tham gia xây dựng công trình đối với phần công việc do nhà thầu thực hiện.
– Trong trường hợp chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hoặc giao nhiệm vụ cho ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực theo các quy định cụ thể sau đây:
+ Chủ đầu tư được ủy quyền hoặc giao nhiệm vụ cho ban quản lý dự án thực hiện một hoặc một số công việc thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý thi công xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này và phải được thể hiện bằng văn bản. Chủ đầu tư phải chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về các công việc đã ủy quyền hoặc giao nhiệm vụ cho ban quản lý dự án thực hiện;
+ Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện các công việc được ủy quyền hoặc được giao nêu tại điểm a khoản này.
– Đối với trường hợp chủ đầu tư thuê nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình: Chủ đầu tư được quyền giao nhà thầu này thực hiện một hoặc một số công việc thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý xây dựng công trình thông qua hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan giữa các nhà thầu tham gia xây dựng công trình và với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án. Đồng thời, nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về những công việc được giao theo quy định của hợp đồng và pháp luật có liên quan.
Như vậy, Nghị định 06/2021/NĐ-CP đã đưa ra những quy định chung về một số nội dung quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng cũng có sự điều chỉnh chung về điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế công trình xây dựng, trong đó có quy định về điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế xây dựng công trình.
3. Ý nghĩa của những điều kiện năng của tổ chức thiết kế xây dựng công trình mà Nhà nước đề ra:
Những quy định về điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế xây dựng có vai trò, ý nghĩa đặc biệt sâu sắc như sau:
– Nó giúp cho hoạt động tổ chức thiết kế xây dựng công trình diễn ra một cách cụ thể và toàn diện nhất. Bởi, những điều kiện này tập trung yêu cầu về chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệp của người thiết kế. Khi đảm bảo đầy đủ những yêu cầu về năng lực đó, kết quả thiết kế sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.
– Từ bản thiết kế xây dựng công trình, người ta sẽ xem xét và dựa vào đó để xây dựng lên hệ thống công trình trong thực tiễn. Một câu hỏi được đặt ra, nếu không đảm bảo những điều kiện về năng lực thiết kế, cá nhân chịu trách nhiệm thiết kế sẽ cho ra đời những công trình, sản phẩm xây dựng như thế nào? Chắc chắn sẽ không đạt kết quả như mong muốn của nhà đầu tư. Do đó, điều kiện năng lực tổ chức thiết kế xây dựng công trình giúp đảm bảo chất lượng công trình được xây dựng lên, cả về mặt hình thức lẫn kết cấu bên trong.
– Khi năng lực tổ chức thiết kế công trình được đảm bảo, những công trình kỹ thuật từ nhiều hạng mục được xây dựng lên, giúp tạo nên hệ thống kiến trúc thẩm mỹ cho Việt Nam. Từ đó, tạo nên giá trị kết cấu cơ sở hạ tầng chặt chẽ, phục vụ cho nhu cầu sinh sống và sử dụng của con người.
Việc tuân thủ nghiêm chỉnh những quy định của Nhà nước đưa ra về điều kiện tổ chức thiết kế xây dựng công trình giúp hoạt động này đạt được những ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Tuy nhiên, trong thực tiễn xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng còn nhiều lỗ hổng tại Nhà nước ta hiện nay, người ta lại đặt ra một câu hỏi: Liệu những điều kiện về năng lực mà Nhà nước đưa ra đã thực sự được áp dụng một cách khách quan, trung thực và toàn diện nhất? Nhà nước cần đẩy mạnh công tác quản lý của mình, nhằm giúp hoạt động thiết kế xây dựng công trình tuân thủ rõ những quy định mà Nhà nước đưa ra. Đồng thời, nếu phát hiện những trường hợp sai phạm về năng lực tổ chức thiết kế xây dựng công trình, cơ quan chức năng có thẩm quyền cần đưa ra biện pháp xử phạt hợp lý. Có như vậy, nguyên tắc về điều kiện năng lực thiết kế xây dựng công trình mới đảm bảo tính toàn diện nhất.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng