Hiện nay, hoạt động trồng rừng sản xuất ngày càng đóng vai trò quan trọng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về điều kiện và mức của chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất?
Mục lục bài viết
1. Quan niệm về rừng và trồng rừng sản xuất:
Có nhiều cách định nghĩa rừng khác nhau nhưng hầu hết đều định nghĩa dựa vào phạm vi không gian, hệ thống sinh vật, cảnh quan địa nhiều người sử dụng hiện nay là, rừng là một hệ quan niệm được sinh thái bao gồm các quần thể thực vật, động vật và vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Có thể nói, rừng có sự cân bằng đặc biệt trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật; đồng thời, nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một phức tạp có mối chất từ các hệ sinh thái khác. Rừng là một tổng hợp lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó, rừng luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật. Những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và của chọn lọc tự nhiên ở tất cả các thành phần rừng.
Trồng rừng sản xuất được coi là giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng thông qua việc cung cấp nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất và đời sống. Mục đích trồng rừng sản xuất là nhằm đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn, bảo đất chống xói mòn rữa trôi, bảo vệ môi trường sinh thái. Tùy vào điều kiện sinh thái của từng vùng và mục đích sản xuất kinh doanh rừng mà có các hình thức trồng như sau:
– Trồng rừng thuần loài: Trên cùng một diện tích chỉ trồng 1 loài cây;
– Trồng rừng hỗn giao: Trên cùng một diện tích có thể trồng 02 hay nhiều loại cây khác nhau;
– Trồng rừng thay thế: Trồng mới rừng để thay thế lớp cây rừng sẵn có hiệu quả thấp bằng lớp cây có mục đích, tạo ra rừng mới có tổ thành, cấu trúc theo định hướng cho năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn.
2. Điều kiện, mức hưởng chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất:
2.1. Quy định về điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất:
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 5 của
– Các chủ thể được xác định là chủ rừng, bao gồm các đối tượng là tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân, cộng đồng dân cư phải có đất quy hoạch trồng rừng sản xuất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc cho thuê, và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo trình tự và thủ tục luật định, hoặc đáp ứng được điều kiện đó là đã sử dụng đất dùng ổn định trong thời gian 03 năm trở lên không có tranh chấp với bất kỳ chủ thể khác. riêng đối với các chủ thể được xác định là doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức khác, thì đất trồng rừng sản xuất phải đáp ứng được điều kiện đó là loại đất có được thông qua hoạt động giao khoán cho các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư sử dụng ổn định lâu dài (tối thiểu là phải sử dụng được trong một chu kỳ canh tác);
– Nguồn giống trồng rừng (hay còn gọi là các hạt giống và trái giống hoặc cây giống) phải có xuất xứ hợp pháp, tức là phải có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất cây giống đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về nguồn sống theo quy định của pháp luật.
Như vậy thì phải đáp ứng được 02 điều kiện nêu trên mới được hưởng chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất.
2.2. Quy định về mức hưởng chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp, có ghi nhận về các mức hưởng chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các chủ thể là tổ chức và hộ gia đình, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư tiến hành hoạt động trồng rừng trên đất trống hoặc đất đồi trọc, trồng rừng trên các khu đất được quy hoạch và được xác định là rừng sản xuất thì sẽ được hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, cụ thể mức hỗ trợ đối với hoạt động trồng rừng sản xuất được ghi nhận như sau:
– Trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây đa mục đích, cây bản địa, mức hỗ trợ 8 triệu đồng/ha; trồng các loài cây sản xuất gỗ nhỏ (khai thác trước 10 năm tuổi) và cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha), mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha;
– Trồng rừng sản xuất tại các xã biên giới, trồng rừng sản xuất tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Nguyên (bao gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) được hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/ha.
Thứ hai, các chủ thể được xác định là tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng khảo nghiệm (giống mới, trên vùng đất mới) theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ trợ vốn bằng 60% giá thành trồng rừng được duyệt. Mỗi mô hình trồng rừng khảo nghiệm được hỗ trợ không quá 2 ha.
Thứ ba, pháp luật còn quy định về mức hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm được ghi nhận là: 500.000 đồng/ha/4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc).
Thứ tư, hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng trồng rừng được ghi nhận là: 300.000 đồng/ha.
Thứ năm, hỗ trợ một lần cấp chứng chỉ rừng bền vững cho các doanh nghiệp, cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình được ghi nhận là: 70% chi phí, tối đa không quá 300.000 đồng/ha quy mô tối thiểu 100 ha trở lên (vấn đề này được áp dụng cho rừng tự nhiên, rừng trồng).
Ngoài ra, hình thức hỗ trợ đối với hoạt động trồng rừng sản xuất hiện nay được ghi nhận là: Hỗ trợ sau đầu tư và hỗ trợ đầu tư.
3. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất:
Hiện nay pháp luật có quy định về trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất, cụ thể như sau:
Thứ nhất, trách nhiệm của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn được ghi nhận như sau:
– Cần phải chủ trì và phối hợp với các sở, phối hợp với các ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ trồng rừng sản xuất;
– Chủ trì việc xây dựng và dự toán chi phí thực hiện chính sách;
– Tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng rừng sản xuất đối với các loại cây gỗ lớn và chuyển hóa trồng rừng sản xuất gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn cho các đối tượng thụ hưởng chính sách có nhu cầu;
– Kiểm tra và nghiệm thu kết quả thực hiện của các đối tượng thụ hưởng là tổ chức làm cơ sở để thanh quyết toán đúng quy định pháp luật.
Thứ hai, trách nhiệm của Sở tài chính bao gồm:
– Chủ trì và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở kế hoạch và đầu tư để tổng hợp kế hoạch kinh phí hằng năm trình lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Chủ trì và phối hợp với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm mục đích hướng dẫn cho các đối tượng được hỗ trợ sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định pháp luật.
Thứ ba, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trong việc:
– Phê duyệt phương án trong rừng sản xuất đối với các loại cây gỗ lớn và phương án chuyển hóa rừng trồng sản xuất gỗ nhỏ sang rừng trồng sản xuất gỗ lớn đối với các chủ thể là hộ gia đình và cá nhân;
– Tổng hợp kế hoạch diện tích thực hiện và kinh phí hằng năm để gửi về cơ quan có thẩm quyền đó là Sở tài chính;
– Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã để kiểm tra và nghiệm thu kết quả thực hiện các phương án phát triển hoạt động trong rừng sản xuất;
– Kịp thời phản ánh và đề xuất với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn để tổng hợp và báo cáo những vướng mắc còn tồn tại trong quá trình tổ chức hoạt động trồng rừng sản xuất trên địa bàn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
– Thông tư số 02/2018/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.