Điều kiện mở lớp dạy múa cho trẻ em. Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp diễn viên múa có thể mở lớp dạy múa cho trẻ em không?
Điều kiện mở lớp dạy múa cho trẻ em. Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp diễn viên múa có thể mở lớp dạy múa cho trẻ em không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp diễn viên múa tại trường Cao đẳng Múa Việt Nam. Em muốn mở một câu lạc bộ riêng dạy múa cho trẻ em ở Hải Phòng, điều kiện bằng cấp cần có như nào ạ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT quy định về điều kiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá của giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên như sau:
Điều 5. Giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên
1. Có đủ điều kiện về sức khoẻ.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.
Căn cứ vào quy định trên thì điều kiện để bạn làm giáo viên dạy múa thì bạn cần có đủ các điều kiện như sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Tức là trong trường hợp này, bạn cần đi học một lớp về nghiệp vụ sư phạm để có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và đáp ứng các yêu cầu trên, bạn sẽ đủ điều kiện để đứng lớp dạy múa cho trẻ em.
Ngoài ra, nếu bạn muốn mở lớp dạy năng khiếu theo hình thức doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục thì bạn cần làm hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động căn cứ vào Điều 7 Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT như sau:
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Nội dung tờ trình nêu rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, tổ chức bộ máy, tài chính và các nguồn lực khác; cam kết đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, thực hiện nghiêm túc quy định của các cấp quản lý nơi tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
b) Giấy phép đăng ký kinh doanh;
c) Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về ban lãnh đạo, các giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
d) Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp bạn mở trung tâm dạy năng khiếu thuộc trung tâm học tập công cộng có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ hành chính. Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ xin cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ hành chính như sau:
1. Thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động:
a) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo xác nhận đăng ký hoạt động đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông, trung học phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học và các đơn vị thuộc trường đại học, cao đẳng đặt ngoài khuôn viên của trường.
b) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện xác nhận đăng ký hoạt động đối với nhà trẻ, nhóm trẻ; trường, lớp mẫu giáo, trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, phổ thông dân tộc bán trú và trung tâm học tập cộng đồng.
2. Hồ sơ đăng ký hoạt động của các cơ sở giáo dục bao gồm:
a) Công văn đăng ký tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
b) Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
c) Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.
3. Trình tự, thủ tục xác nhận đăng ký hoạt động:
a) Cơ sở giáo dục lập hồ sơ gửi cho cơ quan có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động vào công văn đăng ký của cơ sở giáo dục với nội dung: xác nhận đã đăng ký hoạt động và gửi trả lại cho cơ sở giáo dục. Nếu không đồng ý cho hoạt động, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.