Pháp luật quy định một số các trường hợp được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện khi tổ chức, cá nhân có sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện. Vậy điều kiện miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện:
1.1. Các trường hợp được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện:
Điều 16 Văn bản hợp nhất
– Thiết bị vô tuyến điện ít khả năng gây nhiễu có hại thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện mà pháp luật quy định được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác do chính Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
– Thiết bị vô tuyến điện đặt trên tàu biển, tàu bay nước ngoài đi qua lãnh thổ Việt Nam được miễn giấy phép theo đúng như thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1.2. Các điều kiện miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện:
Khoản 4 Điều 27 Văn bản hợp nhất 27/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Tần số vô tuyến điện quy định tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị vô tuyến điện mà được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện phải tuân thủ về những điều kiện kỹ thuật và khai thác đối với thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện. Theo đó, các tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện mà để được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thì phải tuân thủ những điều kiện kỹ thuật và khai thác đối với thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện mà pháp luật quy định. Điều 4 Thông tư 08/2021/TT-BTTTT Danh mục các thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện quy định về điều kiện miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, Điều này quy định các điều kiện miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện bao gồm có:
– Điều kiện 1: Thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đã được quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BTTTT Danh mục các thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
– Điều kiện 2: Đáp ứng các quy định chung về điều kiện sử dụng tần số vô tuyến điện, bao gồm các điều kiện sau:
+ Thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện dùng cho những mục đích cấp cứu, an toàn, mục đích tìm kiếm, cứu nạn được bảo vệ khỏi nhiễu có hại theo những quy định của pháp luật khi mà sử dụng ở những kênh tần số, băng tần quy định ở tại Phụ lục số 20 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT. Trong các trường hợp khác thì việc sử dụng thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện sẽ phải chấp nhận có thể là bị nhiễu có hại từ thiết bị vô tuyến điện đã được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện và thiết bị vô tuyến điện được cơ quan quản lý cho phép hoạt động.
+ Trong trường hợp thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện có gây nhiễu có hại cho thiết bị vô tuyến điện đã được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện được cơ quan quản lý cho phép hoạt động thì những tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cũng sẽ phải ngừng ngay việc sử dụng và chỉ được hoạt động trở lại khi đã khắc phục được nhiễu có hại.
+ Các thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện phải chấp nhận việc nhiễu do các thiết bị ứng dụng năng lượng tần số vô tuyến điện ở trong công nghiệp, khoa học và y tế (ISM-Industrial, Scientific and Medical) gây ra khi mà dùng chung các băng tần sau đây dành cho ISM:
++ Dùng băng tần 13,553 ¸ 13,567 MHz;
++ Băng tần 26,957 ¸ 27,283 MHz;
++ Dùng băng tần 40,66 ¸ 40,70 MHz;
++ Dùng băng tần 2400 ¸ 2483,5 MHz;
++ Dùng băng tần 5725 ¸ 5875 MHz;
++ Dùng băng tần 24000 ¸ 24250 MHz.
+ Đối với thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn có thể hoạt động ở nhiều các mức công suất phát hoặc nhiều băng tần khác nhau hoặc là có dải tần số hoạt động rộng, khi sử dụng, sản xuất, nhập khẩu để sử dụng ở tại Việt Nam tổ chức, cá nhân sẽ phải có trách nhiệm cài đặt cố định các thông số về tần số, mức công suất theo quy định tại Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT.
+ Đối với thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện mà có tích hợp tính năng điều khiển từ xa vô tuyến trong những mô hình máy bay khi sử dụng tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về cấp phép hoạt động bay.
+ Đối với thiết bị vô tuyến điện chỉ thu được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thì khi sử dụng tổ chức, cá nhân phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về viễn thông, tần số vô tuyến điện và quy định của pháp luật khác có liên quan.
– Điều kiện 3: Đáp ứng các điều kiện kỹ thuật và khai thác tương ứng với quy định tại Phụ lục 2 đến Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT.
2. Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện:
Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được quy định ở tại phục lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT, theo đó, các loại thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện bao gồm có:
– Nhóm các thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn:
+ Thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn dùng cho các mục đích chung;
+ Thiết bị điện thoại không dây;
+ Hệ thống liên lạc dành cho thiết bị y tế cấy ghép (MICS) và Hệ thống đo lường dành cho các thiết bị y tế cấy ghép (MITS);
+ Các thiết bị nhận dạng vô tuyến điện (RFID);
+ Các thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện;
+ Các thiết bị âm thanh không dây;
+ Các thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện;
+ Các thiết bị mạng nội bộ không dây (WLAN/RLAN);
+ Các thiết bị đo từ xa vô tuyến điện;
+ Các thiết bị truyền hình ảnh không dây;
+ Các thiết bị vô tuyến điện băng siêu rộng (UWB);
+ Các thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn ứng dụng trong giao thông;
+ Các thiết bị vòng từ;
+ Các thiết bị sạc không dây.
– Thiết bị vô tuyến điện đặt ở trên phương tiện nghề cá.
– Thiết bị liên lạc dùng bộ đàm có công suất thấp.
– Thiết bị vô tuyến điện trong mạng diện rộng có công suất thấp (LPWAN).
– Nhóm thiết bị đầu cuối vô tuyến dùng cho các mục đích trợ giúp an toàn, cứu nạn:
+ Các thiết bị nhận dạng tự động (AIS);
+ Các thiết bị phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp (EPIRB);
+ Các thiết bị phát báo tìm kiếm cứu nạn (SART);
+ Các thiết bị nhận dạng tự động phát báo tìm kiếm cứu nạn (AIS-SART);
+ Các thiết bị phao vô tuyến định vị khẩn cấp (ELT);
+ Các thiết bị phao vô tuyến chỉ báo vị trí cá nhân (PLB).
– Các thiết bị vô tuyến điện chỉ thu. Lưu ý rằng, thiết bị vô tuyến điện chỉ thu thuộc trong Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện. Các tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị vô tuyến điện chỉ thu được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện sẽ phải tuân thủ quy định của pháp luật về viễn thông, tần số vô tuyến điện và những quy định của pháp luật khác có liên quan; không được sử dụng những thông tin thu được vào mục đích bất hợp pháp. Trường hợp những tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị vô tuyến điện chỉ thu dưới đây nếu như mà có nhu cầu bảo vệ thiết bị khỏi nhiễu có hại thì thực hiện những thủ tục đề nghị cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn về thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; cho thuê, cho mượn các thiết bị vô tuyến điện; sử dụng chung tần số vô tuyến điện:
+ Đài thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh TVRO-Television Receive Only. Các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng Đài thu TVRO phải tuân thủ những quy định của pháp luật về viễn thông, báo chí, phát thanh, truyền hình;
+ Đài thu ảnh vệ tinh quan sát về trái đất EESS-Earth Exploration Satelite Service.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 08/2021/TT-BTTTT Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
– Văn bản hợp nhất 27/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Tần số vô tuyến điện.