Kinh doanh vận tải đường sắt là một trong những hoạt động diễn ra phổ biến tại nước ta. Dưới đây là bài phân tích về quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường sắt mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường sắt mới nhất:
1.1. Khái niệm kinh doanh vận tải đường sắt:
Kinh doanh vận tải đường sắt gồm kinh doanh vận tải hành khách, hành lý và hàng hóa trên đường sắt. Hiểu một cách đơn giản, kinh doanh vận tải trên đường sắt là việc các doanh nghiệp vận tải thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa trên đường sắt nhằm thu về lợi nhuận.
Đường sắt là một trong những hệ thống đường giao thông phổ biến tại nước ta, chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa và hành khách. Mỗi năm, số lượng vận tải đường sắt diễn ra một cách phổ biến, tương đối lớn. Đây được xem là một trong những hệ thống, cơ sở truân chuyển hàng hóa quan trọng.
Chính vì ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng này, nên các doanh nghiệp (đã được tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật) đã thực hiện các hoạt động liên quan đến kinh doanh vận tải đường sắt.
Mục đích chính của kinh doanh vận tải đường sắt là thu về lợi nhuận. Theo đó, khi được phép kinh doanh (được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép), các doanh nghiệp vận tải sẽ thực hiện hoạt động kinh doanh, hỗ trợ dịch vụ di chuyển, lưu thông hàng hóa của người dân. Quan hệ cung cầu tạo nên thị trường vận tải đường sắt, và nó là một trong những cơ sở để hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt này phát triển.
1.2. Điều kiện kinh doanh vận tải đường sắt:
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 65/2018/NĐ-CP, muốn tiến hành kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp vận tải cần đảm bảo các điều kiện cụ thể sau đây:
– Muốn kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp vận tải phải đảm bảo điều kiện có bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt. Đây được xem là điều kiện đặc biệt quan trọng. Hoạt động vận tải nói chung và vận tải đường sắt nói riêng luôn chứa đựng những rủi ro nhất định. Các tình huống bất ngờ phát sinh xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích thậm chí là sức khỏe, tính mạng của hành khách. Vậy nên, đối với các doanh nghiệp vận hành vận tải đường sắt, đòi hỏi phải có bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ, giải quyết các vấn đề phát sinh xảy ra. Mục đích vận hành của bộ phận này là giúp hoạt động lưu thông, vận tải đường sắt của doanh nghiệp diễn ra một cách chuẩn chỉnh, an toàn.
– Trong bộ máy vận hành vận tải đường sắt, doanh nghiệp phải đảm bảo có ít nhất 01 người phụ trách công tác an toàn có trình độ đại học về chuyên ngành vận tải đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về quản lý, khai thác vận tải đường sắt. Yêu cầu về trình độ và chuyên môn của người phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt giúp đảm bảo tính linh hoạt trong công tác xử lý, đảm bảo chất lượng và kết quả bảo an vận tải đường sắt. Bởi trong thực tiễn vận hành, sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh liên quan xảy đến. Có những sự cố đòi hỏi yếu tố chuyên môn và hiểu biết kỹ thuật tham ứng vào. Lúc này, khi người phụ trách công tác an toàn có trình độ, sẽ đảm bảo cho việc giải quyết và khắc phục hậu quả diễn ra một cách chuẩn chỉnh, đạt kết quả tốt nhất.
– Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc về khai thác vận tải đường sắt. Yêu cầu về trình độ chuyên môn của người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải giúp chất lượng của hoạt động kinh doanh vận tải đạt kết quả tốt nhất. Chủ thể này sẽ giúp khai thác tiềm lực trong cơ cấu quản lý hoạt động vận tải, đưa ra phương thức điều chỉnh, hỗ trợ điều hướng hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt một cách linh hoạt nhất.
Trên đây là các điều kiện kinh doanh vận tải đường sắt mà các doanh nghiệp cần phải tuân thủ thực hiện.
2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt:
Theo quy định tại Điều 53 Luật đường sắt 2017, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có các quyền và nghĩa vụ cụ thể sau đây:
– Quyền của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt:
+ Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt được cung cấp các thông tin về kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt liên quan đến năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt;
+ Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt được quyền sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt và dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt trên hệ thống đường sắt để kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định;
+ Khi xét thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an toàn chạy tàu, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có quyền dừng vận hành; đồng thời phải thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
+ Khi có lỗi do doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc do tổ chức, cá nhân khác gây ra, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt được bồi thường thiệt hại;
– Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có các nghĩa vụ sau đây:
+ Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có nghĩa vụ tổ chức chạy tàu theo đúng biểu đồ chạy tàu, công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ đã được doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt công bố;
+ Ưu tiên thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một trong những nghĩa vụ khác mà doanh nghiệp đường sắt cần phải đảm bảo thực hiện.
+ Khi nhận được thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp vận tải đường sắt phải ngừng chạy tàu;
+ Trả tiền sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt, dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt là nhiệm vụ theo chu kỳ mà các doanh nghiệp vận tải đường sắt phải nghiêm túc chấp hành. Đây được xem là một trong những điều kiện vận hành của doanh nghiệp vận tải đường sắt.
+ Trong quá trình khai thác thương mại vận tải đường sắt, doanh nghiệp vận tải đường sắt phải bảo đảm đủ điều kiện an toàn chạy tàu.
+ Trong việc phòng, chống sự cố, thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp vận tải đường sắt phải chịu sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt. Ngoài ra, chủ thể này còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
+ Doanh nghiệp vận tải đường sắt phải có nghĩa vụ cung cấp các thông tin về nhu cầu vận tải, năng lực phương tiện, thiết bị vận tải cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phục vụ cho việc xây dựng, phân bổ biểu đồ chạy tàu và làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt;
3. Quyền và nghĩa vụ của hành khách trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đường sắt:
Quyền và nghĩa vụ của hành khách trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đường sắt được quy định tại Điều 60 Luật đường sắt 2017 như sau:
3.1. Quyền của hành khách:
+ Trong quá trình sử dụng dịch vụ vận tải đường sắt, hành khách được hưởng mọi quyền lợi theo đúng hạng vé và không phải trả tiền vận chuyển đối với hành lý mang theo người trong phạm vi khối lượng và chủng loại theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
+ Hành khách có quyền trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy và chịu các khoản chi phí (nếu có) theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
+ Hành khách được quyền hoàn trả tiền vé, bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh khi bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật;
+ Trong quá trình sử dụng dịch vụ vận tải đường sắt, được bảo hiểm về tính mạng, sức khỏe theo quy định của pháp luật;
3.2. Nghĩa vụ của hành khách:
+ Khi lên tàu, hành khách phải có vé hành khách, vé hành lý và tự bảo quản hành lý mang theo người;
+ Nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, hành khách phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
+ Hành khách có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh nội quy đi tàu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đường sắt 2017;
Nghị định 65/2018/NĐ-CP.