Điều kiện kinh doanh nuôi trồng thủy sản? Thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản?
Hiện nay, nhu cầu về thủy sản trên toàn cầu sẽ tiếp tục gia tăng khi dân số thế giới không ngừng phát triển. Trong điều kiện nguồn hải sản tự nhiên không thể gia tăng (trừ khi việc khai thác quá mức được chấm dứt), thì hoạt đông nuôi trồng thủy sản chính là nguồn cung cho tương lai. Nuôi trồng thủy sản có thể làm giảm áp lực đối với thủy sản tự nhiên và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội tại các cộng đồng địa phương, nhưng cũng có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến môi trường nếu như việc sản xuất không đi theo hướng bền vững.
Trong hơn 15 năm qua, nuôi trồng thủy sản đã phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và hiện nay Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất thủy sản lớn nhất trên thế giới. Ngành nuôi trồng thủy sản trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và sự phát triển gần đây đã giúp cải thiện sinh kế cho người nông dân. Và điều kiện kinh doanh nuôi trồng thủy sản luôn là vấn đề mà người nuôi trồng quan tâm đầu tiên.
Cơ sở pháp lý: Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
1. Điều kiện kinh doanh nuôi trồng thủy sản
Về cơ sở kinh doanh:
– Cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ.
– Thủy sản, sản phẩm thủy sản được mua, bán, sơ chế, chế biến phải có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm.
– Mua, bán thủy sản tại vùng công bố dịch bệnh phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
– Cơ sở phải bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật: Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản; tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành.
– Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
– Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Sử dụng các loại thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
– Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Ngoài ra đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống (thủy hải sản) còn phải đảm bảo các điều kiện cụ thể về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm; bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm và bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh
Về loại hình kinh doanh
– Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về nuôi trồng thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp và không thuộc các mô hình cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Theo
– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
– Sơ chế nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
– Nhà hàng trong khách sạn;
– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Kinh doanh thức ăn đường phố;
– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Như vậy, để hoạt động kinh doanh thủy hải sản, thương nhân cần lựa chọn đăng ký kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,…) đồng thời có địa điểm kinh doanh cố định. Từ đó đáp ứng được điều kiện bước đầu trong xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản
2.1 Thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản (xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)
Hồ sơ thành lập công ty nuôi trồng thủy sản
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ công ty
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
– Danh sách thành viên (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên)
Thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản
– Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở
– Thời gian nhận kết quả: 03- 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
– Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trên hệ thông thông tin điện tử về đăng ký doanh nghiệp
– Trình tự thực hiện: Khi thực hiện thành lập công ty nuôi trồng thủy sản được tiến hành lần lượt qua các bước sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty nuôi trồng thủy sản
+ Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở
– Trong thời gian 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
+ Bước 3: Nhận kết thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản
+ Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp
+ Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh
2.2 Xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản
Hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản
– Đơn đề nghị theo Mẫu số 23.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
– Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi
Quy trình thực hiện
– Thẩm quyền: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh
– Thời gian nhận kết quả: 10 – 15 ngày
– Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Gửi hồ sơ đến đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+ Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở
Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do
+ Bước 3: Nhận kết quả
2.3 Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
Đối với giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biên chỉ áp dụng cho công ty nuôi trồng thủy sản trên biển
Hồ sơ xin giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển
– Đơn đăng ký theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP
– Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 30.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và
– Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao
Quy trình thực hiện
– Thẩm quyền
+ Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong phạm vi vùng biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý
+ Tổng cục Thủy sản thực hiện cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý.
– Thời gian nhận kết quả: 45-50 ngày
– Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+ Bước 2: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, xin ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, đơn vị có liên quan và xem xét cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Bước 3: Nhận kết quả
Như vậy, khi tiến hành thành lập công ty nuôi trồng thủy sản thì công ty phải xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi được cấp GCN đăng ký kinh doanh thì công ty muốn Xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản thì thực hiện nộp hồ sơ xin đăng ký. Công ty kinh doanh ngành nghề nuôi trồng thủy sản n phải thực hiện Cấp phép nuôi trồng thủy sản.