Trên thực tế hiện nay, hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng được xem là một trong những hoạt động kinh doanh có điều kiện, vô cùng phổ biến và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép kinh doanh. Vậy theo quy định của pháp luật thì điều kiện kinh doanh mua, bán vàng miếng được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện kinh doanh mua, bán vàng miếng mới nhất:
Trước hết, vàng miếng được xem là một loại hàng hóa đặc biệt, đây là loại vàng được dập thành miếng/khuôn, có đóng chữ, có ghi rõ chỉ số khối lượng, chỉ số chất lượng và mã hiệu của các doanh nghiệp/tổ chức tín dụng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do chính Ngân hàng nhà nước Việt Nam tự sản xuất trong từng thời kỳ nhất định.
Hoạt động mua bán vàng miếng theo quy định của pháp luật chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng hoặc tại các doanh nghiệp đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép kinh doanh mua/bán vàng miếng. Hay nói cách khác, để được kinh doanh mua/bán vàng miếng thì cần phải đáp ứng được những điều kiện theo quy định.
Tại Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 05.04.2024, Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Chính phủ đã yêu cầu khẩn trương rà soát, xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về vấn đề quản lý hoạt động thị trường vàng để phát triển thị trường vàng một cách ổn định, minh bạch, vô tư, khách quan, lành mạnh, hiệu quả, phát triển bền vững và không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế. Vì thế hiện nay, các cơ quan chức năng đã và đang trong quá trình xem xét sửa đổi đối với
Khi chưa có văn bản thay thế Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, Nghị định này vẫn có hiệu lực. Theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, quản lý hoạt động kinh doanh mua/bán vàng miếng được thực hiện như sau: Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và tại các doanh nghiệp đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp đầy đủ giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. Nghị định này cũng quy định cụ thể về điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. Các doanh nghiệp được Ngân hàng nhà nước Việt Nam xem xét cấp giấy phép kinh doanh mua/bán vàng miếng khi đáp ứng được các điều kiện tại Điều 11 của 24/2012/NĐ-CP.
Theo đó, điều kiện kinh doanh mua/bán vàng miếng bao gồm:
(1) Doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét để cấp giấy phép kinh doanh mua/bán vàng miếng khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
-
Đó là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
-
Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 100.000.000.000 đồng trở lên;
-
Doanh nghiệp có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua/bán vàng miếng trong khoảng thời gian từ 02 năm trở lên;
-
Có số thuế đã nộp theo quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh vàng miếng từ 500.000.000 đồng/năm trở lên trong khoảng thời gian 02 năm liên tiếp gần nhất, có đầy đủ giấy tờ xác nhận của Cơ quan thuế;
-
Doanh nghiệp tồn tại mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng trên lãnh thổ của Việt Nam từ 03 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
(2) Tổ chức tín dụng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ngân hàng Nhà nước xem xét để cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
-
Tổ chức tín dụng có vốn điều lệ từ 3000 tỷ đồng trở lên;
-
Tổ chức tín dụng có thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động kinh doanh vàng;
-
Tổ chức tín dụng có tồn tại mạng lưới chi nhánh trên lãnh thổ của Việt Nam từ 05 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Như vậy, các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khi muốn thực hiện hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng cần phải đáp ứng được những điều kiện nêu trên
2. Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khi kinh doanh mua, bán vàng miếng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của 24/2012/NĐ-CP, có quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua/bán vàng miếng. Theo đó, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua/bán vàng miếng cần phải có những trách nhiệm như sau:
-
Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng theo quy định của pháp luật;
-
Không được phép thực hiện hoạt động kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm;
-
Chấp hành nghiêm chỉnh và đầy đủ quy định của pháp luật liên quan đến chế độ kế toán, lập hóa đơn và sử dụng hóa đơn, chứng từ;
-
Niêm yết đầy đủ, công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán của các loại vàng miếng;
-
Có biện pháp và trang thiết bị đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh mua/bán vàng miếng;
-
Tuân thủ đầy đủ quy định tại 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Ngoài ra, doanh nghiệp và tổ chức tín dụng trong quá trình kinh doanh mua/bán vàng miếng cần phải tuân thủ một số nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của
-
Quyền sở hữu vàng hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
-
Ngân hàng nhà nước Việt Nam được xem là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật;
-
Nhà nước là chủ thể duy nhất độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu và nguyên liệu và thực hiện hoạt động nhập khẩu và nguyên liệu để sản xuất vàng miếng;
-
Quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm mục đích phát triển ổn định, bền vững thị trường vàng trong nước, đảm bảo hoạt động sản xuất và gia công trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho quá trình phát triển của thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật;
-
Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng cần phải tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật;
-
Hoạt động kinh doanh mua/bán vàng miếng, sản xuất trang sức, mỹ nghệ được xem là hoạt động kinh doanh có điều kiện, được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép kinh doanh mua/bán vàng miếng hoặc giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức/mỹ nghệ;
-
Hoạt động kinh doanh mua/bán vàng trang sức, mỹ nghệ được xem là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
-
Hoạt động phái sinh về vàng của các Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được thực hiện theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024;
-
Các tổ chức và cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi đã được Chính phủ cho phép và được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép kinh doanh.
3. Hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của 24/2012/NĐ-CP, có quy định về các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng. Theo đó, hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh mua/bán vàng miếng bao gồm các hành vi cơ bản sau đây:
-
Hoạt động sản xuất vàng trang sức, sản xuất vàng mỹ nghệ không có giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp;
-
Hoạt động kinh doanh mua/bán vàng miếng; hoạt động xuất nhập khẩu và nguyên liệu không có đầy đủ giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cung cấp;
-
Mang theo vàng khi thực hiện hoạt động xuất nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định khi không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước cấp;
-
Sử dụng vàng để làm phương tiện thanh toán trái quy định của pháp luật, hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định;
-
Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Chính phủ cho phép và chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép kinh doanh;
-
Vi phạm các quy định khác tại 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan.
THAM KHẢO THÊM: