Điều kiện kinh doanh dịch vụ xử lý chất thải không nguy hại. Muốn xử lý nước thải không nguy hại cần những điều kiện gì?
Điều kiện kinh doanh dịch vụ xử lý chất thải không nguy hại. Muốn xử lý nước thải không nguy hại cần những điều kiện gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi anh (chị): Em có một vấn đề cần giải đáp. Trong Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại, có điều khoản nào để căn cứ rằng với một công ty được cấp phép xứ lý chất thải nguy hại được xử lý chất thải không nguy hại không. Và nếu không có quy định nào được phép. Vậy công ty đã có giấy phép xử lý chất thải nguy hại cần những điều kiện gì để được cấp phép xử lý chất thải không nguy hại? Cám ơn anh chị.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cở sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu có quy định Quản lý chất thải bao gồm :
+ Chất thải nguy hại.
+ Chất thải rắn sinh hoạt.
+ Chất thải rắn công nghiệp thông thường.
+ Sản phẩm thải lỏng, nước thải, khí thải công nghiệp và các chất thải đặc thù khác.
+ Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.
Căn cứ theo quy định trên thì có thể thấy, ngoài chất thỉ nguy hại thì còn nhiều loại chất thải khác như chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắng công nghiệp thông thường, sản phẩm thải lỏng, nước thải, khí thải công nghiệp và các chất thải đặc thù khác…
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại có quy định:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết Khoản 3 Điều 90, Khoản 6 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường; Khoản 3 Điều 8, Khoản 11 Điều 9, Khoản 7 Điều 10, Khoản 5 Điều 11, Khoản 1 Điều 13, Khoản 6 Điều 49, Khoản 1 Điều 65 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (sau đây viết tắt là Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là CTNH).
>>> Luật sư tư vấn pháp
Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, đồng thời trên cơ sở xem xét toàn bộ nội dung thì tại Thông tư 36/2015/TT-BTNMT không có quy định nào để nói rằng với một công ty được cấp phép xứ lý chất thải nguy hại được xử lý chất thải không nguy hại. Và bạn lưu ý rằng, hiện nay pháp luật không có quy định về cấp giấy phép xử lý chất thải không nguy hại. Việc quản lý, xử lý các loại chất thải khác không phải chất thải không nguy hại phải đảm bảo các điều kiện khác nhau đối với từng loại chất thải, đồng thời đảm bảo một số điều kiện chung như:
+ Vận hành cơ sở xử lý chất thải theo quy trình công nghệ trong dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
+ Sử dụng công nghệ xử lý chất thải phù hợp, không gây ô nhiễm môi trường và đạt tiêu chuẩn các chỉ số về môi trường;
+ Xử lý chất thải theo đúng quy trình, kỹ thuật; đảm bảo các chỉ số quan trắc về khí thải, môi trường nước, thành phần kim loại nặng, chỉ tiêu lý hóa, chỉ tiêu hữu cơ.
+ Bố trí khoảng cách ly an toàn đối với công trình dân dụng khác.
Do không rõ loại chất thải không nguy hại bạn nhắc đến là loại nào, vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về điều kiện để được xử lý chất thải không phải là chất thải nguy hại, bạn có thể tham khảo các quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu, Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16 tháng 05 năm 2016 hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về quản lý chất thải y tế, Thông tư 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.