Mở khu vui chơi cho trẻ em cũng là một trong những ngành nghề mang tính chất đặc thù, yêu cầu cần phải có một vị trí tốt, diện tích, không gian thoáng mát, bảo đảm an toàn cho tài sản của khách hàng khi đưa con đến chơi. Dưới đây là quy định về điều kiện và thủ tục thành lập khu vui chơi trẻ em trong nhà có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện thành lập khu vui chơi trẻ em trong nhà:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 54 của
-
Dịch vụ ăn uống;
-
Dịch vụ mua sắm;
-
Dịch vụ vui chơi, giải trí;
-
Dịch vụ thể dục thể thao;
-
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe;
-
Các loại hình dịch vụ khác có liên quan đến khách du lịch.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư
-
Cần phải có đăng ký giấy phép kinh doanh khu vui chơi trẻ em, cần phải có giấy phép kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo đầy đủ điều kiện kinh doanh đối với các loại hình dịch vụ có liên quan trong khu vui chơi trẻ em;
-
Các đơn vị kinh doanh loại hình dịch vụ vui chơi giải trí cần phải đảm bảo nội quy, nơi đón tiếp khách hàng, có nơi gửi đồ cá nhân đối với khách hàng;
-
Cần phải đảm bảo cơ sở vật chất, địa điểm cũng như các loại hình trang thiết bị phù hợp với loại hình vui chơi giải trí mà mình đăng ký kinh doanh;
-
Đảm bảo có người hướng dẫn cũng như nhân viên phục vụ có tính chuyên môn trong quá trình kinh doanh loại hình dịch vụ vui chơi giải trí.
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL về hướng dẫn Luật Du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, có hướng dẫn về tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Bao gồm:
-
Có thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh và đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật;
-
Có thông tin rõ ràng về nguồn gốc và chất lượng của hàng hóa;
-
Nhân viên phục vụ có thái độ văn minh và lịch sự;
-
Thực hiện hoạt động niêm yết giá cả, bán đúng giá niêm yết, nhận thanh toán bằng thẻ do các ngân hàng thương mại phát hành;
-
Có nhà vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, được thông gió và đảm bảo đầy đủ ánh sáng.
Tóm lại, để có thể mở khu vui chơi trẻ em (trong đó có cả khu vui chơi trẻ em trong nhà và khu vui chơi trẻ em ngoài trời) thì cần phải tiến hành thủ tục xin những loại giấy phép sau:
-
Giấy chứng nhận đăng ký mở khu vui chơi trẻ em trong nhà (hay còn được gọi là giấy chứng nhận kinh doanh);
-
Giấy phép kinh doanh khu vui chơi giải trí (hay còn được gọi là giấy phép con) bao gồm: Giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường hợp khu vui chơi trẻ em có cung cấp các dịch vụ ăn uống.
2. Thủ tục thành lập khu vui chơi trẻ em trong nhà:
Quy trình và thủ tục thành lập khu vui chơi trẻ em trong nhà được tiến hành như sau:
Bước 1: Cá nhân và tổ chức khi có nhu cầu đăng ký thành lập khu vui chơi trẻ em trong nhà có thể đăng ký dưới mô hình công ty. Đối với thủ tục thành lập công ty (trong đó có công ty kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí cho trẻ em) cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản như sau: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ của công ty và nguồn vốn thành lập công ty, danh sách thành viên đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, danh sách cổ đông sáng lập đối với loại hình công ty cổ phần, danh sách các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào công ty, giấy tờ chứng minh cá nhân hoặc tổ chức của các thành viên trong công ty, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thành phần hồ sơ trong trường hợp này được xác định là Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Có thể nộp hồ sơ thông qua nhiều cách thức khác nhau, có thể nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được cấp giấy phép kinh doanh, trong trường hợp thành phần hồ sơ chưa phù hợp thì sẽ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo đúng thủ tục. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
3. Kinh nghiệm thành lập, kinh doanh khu vui chơi trẻ em trong nhà:
Với nhu cầu vui chơi giải trí ngày càng phổ biến như hiện nay, rất nhiều khu vui chơi được mở ra. Vì vậy, sự cạnh tranh là rất lớn, cho nên trong quá trình đầu tư xây dựng một khu vui chơi cho trẻ em cần phải hướng đến mục tiêu chất lượng và thu hút khách hàng. Có thể kể đến một số kinh nghiệm trong quá trình thành lập và kinh doanh khu vui chơi trẻ em trong nhà như sau:
Thứ nhất, cần phải nghiên cứu thị trường kinh doanh trước khi thực hiện hoạt động đăng ký kinh doanh. Đối tượng sử dụng dịch vụ kinh doanh khu vui chơi hầu hết là trẻ em và cha mẹ của trẻ em, phụ huynh chính là người chi trả các chi phí cho loại hình dịch vụ này. Vì thế, để có thể bắt đầu ý tưởng kinh doanh khu vui chơi trẻ em của mình thì việc đầu tiên cần phải lưu ý đó là phân tích thị trường kinh doanh của dịch vụ giải trí ở địa phương.
Thứ hai, lập kế hoạch mở khu vui chơi trẻ em. Trước khi xây dựng và lắp đặt các trang thiết bị cần thiết, cá nhân kinh doanh cần phải dành thời gian để lập
Thứ ba, tìm ra sản xuất các trang thiết bị đồ chơi. Có thể tìm kiếm thông qua các mối quan hệ cá nhân, bạn bè, tìm kiếm thông qua các trang mạng xã hội. Cần phải đánh giá và lựa chọn từng nhà sản xuất, nhà cung cấp khác nhau, tìm kiếm sự đáng tin cậy và phù hợp.
Như vậy, khu vui chơi trẻ em trong nhà là một loại hình kinh doanh phổ biến. Có thể dễ dàng tìm kiếm mặt bằng và dễ dàng kết hợp với các trung tâm thương mại, trường học và siêu thị. Bạn có thể tận dụng sự sống sót của những địa điểm này, biến nó trở thành lợi thế kinh doanh. Mở khu vui chơi trẻ em trong nhà với diện tích khoảng 100 mét vuông đến 200 mét vuông là vừa đủ, không cần thiết phải đầu tư quá nhiều vốn (thông thường chỉ vào khoảng 300.000.000) và có khả năng thu hồi vốn cao, xoay vòng vốn nhanh.
THAM KHẢO THÊM: