Điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng. Hồ sơ hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như thế nào? Quy định và các điểm lưu ý về hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin hỏi thương binh 3/4 đã mất cách đây 4 năm và đã được hưởng trợ cấp 1 lần đến nay vợ 60 tuổi có được hưởng tuất thương binh nữa không. Xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 31/2013/NĐ-CP (hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2013) quy định các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ quy định tại Nghị định được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 như sau:
* Khi thương binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
* Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 61% trở lên chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như sau:
– Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi thương binh chết;
– Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
– Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
– Trường hợp khi thương binh chết mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ;
– Trường hợp thương binh chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:
Đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng thương binh chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ; trường hợp đã đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn.
* Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết do vết thương tái phát được xác nhận là liệt sĩ thì thân nhân được chuyển hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của thân nhân liệt sĩ. Thời điểm hưởng theo quy định tại Khoản 6 Điều 20 của Nghị định này.
Thứ nhất, nếu mẹ bạn là người đại diện nhân thân thì mẹ bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
Thứ hai, bố của bạn là thương binh ¾ tức là tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 75%. Bố bạn mất cách đây 4 năm tức là năm 2012, trước ngày 01/01/2013, khi đó mẹ bạn đã 56 tuổi, như vậy theo điểm đ Khoản 2 Điều 32 Nghị định 31/2013/NĐ-CP mẹ bạn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày 01/01/2013.
Như vậy, mẹ bạn nên làm hồ sơ ngay để được hưởng trợ cấp này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện được hưởng chế độ tuất hàng tháng
- 2 2. Hưởng tuất hàng tháng khi đang hưởng chế độ thân nhân liệt sĩ
- 3 3. Tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân bệnh binh khi bệnh binh chết
- 4 4. Giải quyết trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi người có công mất
- 5 5. Bị khuyết tật nặng thì có thuộc đối tượng hưởng tuất hàng tháng không?
1. Điều kiện được hưởng chế độ tuất hàng tháng
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ tôi năm nay 57 tuổi, mẹ tôi trước kia kết hôn với bố tôi sinh ra tôi nhưng bố tôi đi kháng chiến hy sinh và được hưởng chế độ Liệt sĩ, mẹ tôi nuôi tôi lớn và đi lấy chồng thứ hai là bố dượng. Bố dượng là giáo viên và có đóng bảo hiểm trên 15 năm nhưng nay mất khi chưa hưởng lương hưu. Mẹ tôi đang được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng (tiền tuất của Liệt sĩ) thì mẹ tôi có bị tính vào thu nhập khi tính hưởng chế độ tuất của bố dượng tôi không?
Luật sư tư vấn:
Trước tiên phải xác định trường hợp của bố dượng bạn thuộc một trong những trường hợp hưởng chế độ tuất gồm :
+ Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
+ Đang hưởng lương hưu;
+ Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
Hiện tại, như bạn trình bày, mẹ bạn đang được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì liệu có được hưởng chế độ tuất của cha dượng không. Hiện tại áp dụng theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014:
« Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
…
2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đốivới nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công. »
Điều kiện phải là không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công. Nếu mẹ bạn đáp ứng điều kiện nêu trên vẫn được hưởng chế độ bình thường.
2. Hưởng tuất hàng tháng khi đang hưởng chế độ thân nhân liệt sĩ
Tóm tắt câu hỏi:
Luật Dương gia xin cho hỏi chế độ bảo hiểm tử tuất hiện nay như thế nào? Gia đình người nhà có 1 người là mẹ đã hưởng chế độ của con liệt sĩ, đến năm 2014 ng chồng mất, thì có được hưởng chế độ tuất hàng tháng nữa không( tức là 2 trường hơp vào một người)? Nếu có xin cho biết là văn bản và điều khoản nào? BHXH hiện nay ở địa phương trả lời là không được hưởng tuất hàng tháng của người chồng.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005 quy định:
Căn cứ theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện thân nhân hưởng tử tuất:
“Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Đang hưởng lương hưu;
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
…
3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.”
Như vậy để vợ của người chồng đã mất này hưởng chế độ tử tuất hàng tháng thì phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:
– Người chồng đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc Đang hưởng lương hưu hoặc Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên
– Người vợ có độ tuổi từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc dưới 55 tuổi nhưng bị giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
– Không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức lương cơ sở theo, không bao gồm các khoản trợ cấp của pháp luật về ưu đãi người có công
Căn cứ theo Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13
“Điều 2
Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Pháp lệnh này bao gồm:
1. Người có công với cách mạng:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy căn cứ theo khoản 2 thì mẹ của liệt sỹ này thuộc đối tượng ưu đãi người có công, và các khoản trợ cấp tuất sẽ thuộc là khoản trợ cấp của nhà nước về ưu đãi người có công. Như vậy căn cứ theo điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội nếu đáp ứng cả 3 điều kiện trên thì vợ của người chồng đã mất sẽ được hưởng 2 chế độ tuất theo quy định của pháp luật
3. Tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân bệnh binh khi bệnh binh chết
Theo quy định tại điểm h) khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005 thì bệnh binh được coi là người có công với cách mạng. Thân nhân của bệnh binh là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi). Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh”. Theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 và Điều 27 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì những người sau được xác nhận là bệnh binh:
“+ Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
+ Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;
+ Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 15 tháng trở lên;
+ Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật chưa đủ 15 tháng nhưng có đủ 10 năm trở lên công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân;
+ Làm nghĩa vụ quốc tế mà mắc bệnh trong khi thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp mắc bệnh trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là bệnh binh;
+ Thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh;
+ Khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;
+ Mắc bệnh do một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, đ Khoản này đã xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần;
+ Đã có đủ 15 năm công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân nhưng không đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí.
– Bệnh binh suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 61% trở lên chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như sau:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi bệnh binh chết;
+ Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
+ Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
+ Trường hợp khi bệnh binh chết mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ;
+ Trường hợp bệnh binh chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau: đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng bệnh binh chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ; trường hợp đã đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn.’
Mức trợ cấp đối với từng trường hợp cụ thể được quy định chi tiết tại Nghị định 20/2015/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
A. MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI HÀNG THÁNG | |||
TT | Đối tượng người có công | Mức trợ cấp, phụ cấp | |
Trợ cấp | Phụ cấp | ||
7 | – Bệnh binh: |
| |
+ Suy giảm khả năng lao động từ 41% – 50% | 1.376 | ||
+ Suy giảm khả năng lao động từ 51% – 60% | 1.713 | ||
+ Suy giảm khả năng lao động từ 61% – 70% | 2.184 | ||
+ Suy giảm khả năng lao động từ 71% – 80% | 2.519 | ||
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% – 90% | 3.015 | ||
+ Suy giảm khả năng lao động từ 91% – 100% | 3.357 | ||
+ Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên |
| 661 | |
+ Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng |
| 1.318 | |
– Người phục vụ bệnh binh ở gia đình: |
| ||
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên | 1.318 | ||
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng | 1.693 | ||
-Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên từ trần | 739 | ||
– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng | 1.054 |
đơn vị tính: nghìn đồng
4. Giải quyết trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi người có công mất
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi: Công ty Luật Dương Gia . Bố tôi là bệnh binh 61% đã mất năm 1999 do bệnh, khi đó mẹ tôi 50 tuổi. Do chưa biết về chính sách nhà nước mà đến thời điểm mẹ tôi 65 tuổi không được hưởng chế đồ gì. Cho đến năm 2015 , mẹ tôi 65 tuổi, được sự giúp đỡ của một người hàng xóm mẹ tôi đã xin đơn được hưởng chế độ hàng tháng. Vậy xin luật sư cho biết trong thời điểm mẹ tôi 55 tuổi đến 65 tuổi có được hưởng chế độ không?, và nếu được thì mẹ tôi có được truy lĩnh lại những năm ấy không? Xin chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 4, Điều 25, Pháp lệnh ưu đãi người có công sửa đổi năm 2012 quy định :
“4. Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết thì thân nhân được trợ cấp tiền tuất như sau:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ sống cô đơn không nơi nương tựa; con mồ côi cả cha mẹ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng và trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng.”
Như vậy, khi đủ 55 tuổi thì vợ của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mất thì sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định. Khi nào bạn làm hồ sơ xong thì sẽ được hưởng chế độ. Do gia đình bạn làm chậm hồ sơ nên đến nay mẹ bạn đã 65 tuổi mà vẫn chưa được hưởng. Tuy nhiên không có quy định nào về truy lĩnh tiền trợ cấp hàng tháng nếu làm chậm hồ sơ.
Hồ sơ thủ tục được quy định tại Điều 40, Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 40. Hồ sơ, thủ tục giải quyết trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi người có công từ trần
1. Hồ sơ
a) Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần (Mẫu TT1);
b) Bản sao Giấy chứng tử;
c) Hồ sơ của người có công với cách mạng;
d) Quyết định trợ cấp (Mẫu TT2).
2. Thủ tục
a) Thân nhân người có công có trách nhiệm lập bản khai tình hình thân nhân gửi Ủy ban nhân dân cấp xã kèm bản sao giấy chứng tử.
Trường hợp thân nhân là con dưới 18 tuổi phải có thêm bản sao Giấy khai sinh.
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi đang theo học; nếu đang theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học thì phải có thêm bản sao Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục trung học phổ thông về thời điểm kết thúc học.
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và giấy xác nhận thu nhập (Mẫu TN) của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được bản khai và các giấy tờ kèm theo, có trách nhiệm chứng nhận tình hình thân nhân (bao gồm cả trường hợp thân nhân hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng) và gửi các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
c) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm lập danh sách những trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ quy định tại Điểm a, b Khoản này;
d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản này có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng tuất và ra quyết định trợ cấp.
Trường hợp thương binh chết do vết thương tái phát được xác nhận liệt sĩ thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất, chi trả khoản tiền chênh lệch đối với thân nhân đủ điều kiện.”
5. Bị khuyết tật nặng thì có thuộc đối tượng hưởng tuất hàng tháng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: tôi có người em bị khuyết trí tuệ nặng đã được trợ cấp hàng tháng. Nay mẹ đẻ người đó là cán bộ hưu trí chết. Người đó có được hưởng tiền tuất hàng tháng không? Có phải đi giám định suy giảm % lao động không? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Khuyết tật theo khoản 2 Điều 3 Luật người khuyết tật 2010 xác định các mức độ khuyết tật sau:
– Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
– Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
– Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 4 Luật người khuyết tật 2010.
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP thì:
Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
Theo thông tin bạn đưa ra, mẹ đẻ của người khuyết tật nặng mất. Mẹ đẻ của người này được xác định là cán bộ hưu trí. Như thế, em bạn bị khuyết tật nặng được hưởng trợ cấp sau:
– Trợ cấp mai táng:
Căn cứ Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014 xác định đối tượng được hưởng bao gồm:
+ Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
Mức trợ cấp:Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở
Như thế, em của bạn đủ điều kiện hưởng chế độ mai táng.
-Trợ cấp tuất: Các trường hợp được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:
+ Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
+ Đang hưởng lương hưu;
+ Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo khoản 2 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014bao gồm:
2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014 được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
Mức hưởng trợ cấp tuất hàng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Như vậy, trong trường hợp này; em của bạn được xác định là bị suy giảm khả năng lao động là 61-80%, không có khả năng lao động và không có thu nhập hàng tháng. Do đó, để xác định em bạn có đủ điều kiện hưởng chế độ hay không thì cần xem xét đến độ tuổi của em của bạn:
Luật sư
+ Nếu em của bạn dưới 18 tuổi thì đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
+ Nếu em của bạn từ 18 tuổi trở lên thì phải suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Với khả năng suy giảm hiện tại thì em của bạn không đủ điều kiện để được hưởng. Do đó, để xác định chính xác, em của bạn cần đi giám định suy giảm khả năng lao động lại với trường hợp này.