Điều kiện cụ thể đối với cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi lặn. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của cơ sở.
Điều kiện cụ thể đối với cơ sở thể thao tổ chức họat động bơi lặn. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của cơ sở
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Thể dục, thể thao 2006;
– Luật Doanh nghiệp 2014;
– Thông tư số
– Thông tư số 05/2009/TT-BYT;
– Thông tư 14/2014/TT-BVHTTDL.
2. Luật sư tư vấn:
Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi lặn để được hoạt động phải được thành lập theo quy định của
+ Được thành lập theo quy định
Các điều kiện cụ thể đối với cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi lặn phải thực hiện theo Thông tư số 02/2011/TT-BVHTTDL và Thông tư 14/2014/TT-BVHTTDL như sau:
* Điều kiện về cơ sở vật chất
– Đối với bể bơi:
"+ Kích thước: Bể bơi được xây dựng có kích thước tối thiểu 8m x18m hoặc có diện tích tương đương;
+ Đáy bể có độ dốc đều, không gấp khúc, chênh lệch độ sâu không quá 1m đối với bể bơi có chiều dài trên 25m hoặc không quá 0,5m đối với bể bơi có chiều dài đến 25m;
+ Thành bể, đáy bể sạch, gạch lát nền không nứt vỡ. Đối với bể nhảy cầu, đáy phải màu trắng."
– Với bục nhảy:
"+ Chỉ được lắp bục xuất phát bơi đối với bể bơi có độ sâu tối thiểu 1,35m;
+ Đối với bể nhảy cầu, chiều sâu của bể ít nhất bằng nửa chiều cao tính từ mặt nước đến vị trí đặt bục nhảy"
– Đối với sàn: Sàn xung quanh bể bơi (kể cả khu vực vệ sinh và tắm tráng) phải phẳng không đọng nước, đảm bảo không trơn trượt.
– Với bồn nhúng chân: Bồn nhúng chân đặt tại vị trí trước khi người tập xuống bể;
"+ Chiều sâu bồn nhúng chân từ 0,15m – 0,2m;
+ Lát gạch tráng men và đủ nước, độ trong và độ clo dư tốt."
– Tại khu vực phải có nhà tắm, nhà vệ sinh và phòng thay đồ, bảo đảm vệ sinh an toàn.
– Về âm thanh, ánh sáng:
+ Âm thanh: phải có hệ thống âm thanh đủ công suất đảm bảo mọi khu vực trên mặt bể đều có thể nghe rõ những thông báo cần thiết;
+ Ánh sáng: Bể bơi hoạt động phải có hệ thống ánh sáng không nhỏ hơn 300Lux ở mọi địa điểm trên mặt bể bơi. Khuyến khích có hệ thống đèn chiếu sáng dưới lòng bể.
– Tiêu chuẩn về nước:
"+ Đảm bảo thay nước, cọ rửa và khử trùng nước theo quy định, ít nhất 1 lần/tuần nếu bể̀ bơi dùng nước giếng khoan, không có hệ thống lọc tuần hoàn và xử lý bằng hóa chất.
+ Đối với các bể̀ bơi có hệ thống lọc tuần hoàn thì tối thiểu 1 lần/ngày phải làm vệ sinh thành bể̀ và hút cặn, bơm bù đủ nước.
+ Nước bể bơi đáp ứng được mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (Giới hạn tối đa cho phép II) theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN02:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế."
– Về điều kiện đối với y tế
"+ Khu vực bơi, lặn phải phòng y tế, có giường nghỉ cho người bị mệt và cấp cứu, có đủ cơ số thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu ngạt nước;
+ Phải đăng ký liên kết cấp cứu với cơ sở y tế gần nhất;
+ Tổ chức nhỏ thuốc mắt, mũi, lau khô tai cho những người tham gia tập luyện trước khi rời khỏi bể bơi.
– Mật độ của bể bơi: 01 người/m2 ở khu vực nước nông (độ sâu dưới 1,0m) hoặc 01 người/2m2 ở khu vực nước sâu (độ sâu từ 1,0m trở lên).
– khu vực bơi lặn phải đảm bảo các quy định về thời gian hoạt động, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định.
– Phải thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát chất lượng bể bơi trong thời gian hoạt động theo quy định."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
* Điều kiện về trang thiết bị:
"- Khu vực bơi, lặn phải bắt buộc có dây phao. Trong đó, dây phao dọc được căng dọc theo đường bơi cho bể bơi sâu tển 1,40m dùng cho khách hàng đã biết bơi. Dây phao ngang được căng ngang bể bơi để chia khu vực có độ sâu từ 1m trở xuống cho người chưa biết bơi ngăn với khu vực có độ sâu hơn 1m đối với bể bơi có độ sâu khác nhau.
– Về trang cứu hộ: khu vực bơi lặn phải bảo đảm mỗi bể bơi có ít nhất 6 sào cứu hộ 2,5m màu đỏ-trắng, đặt tại vị trí thuận lợi. Bảo đảm có ít nhất 6 phao cứu sinh được đặt ở vị trí thuận lợi và phải có ghế cứu hộ phải có chiều cao ít nhất 1,50m (tính từ mặt bể), được đặt ở hai bên thành bể để đảm bảo vị trí quan sát thuận lợi cho nhân viên cứu hộ.
– Mỗi bể bơi phải có bảng nội quy quy định trách nhiệm của cơ sở thể thao; quyền và nghĩa vụ người tham gia và có khuyến cáo với từng đối tượng; cấm đối tượng nào và trang phục với khách hàng và nhân viên,… Bảo đảm bố trí đầy đủ bảng báo, bảng báo hiệu, bảng cấm và các loại biển khác đặt ở nơi thuận tiện, dễ quan sát."
* Điều kiện về nhân viên chuyên môn:
"- Nhân viên cứu hộ phải bảo đảm có nhân viên cứu hộ thường trực, tỷ lệ là 200m2/ nhân viên hoặc 50người bơi/ nhân viên; nhân viên cứu hộ phải có chứng nhận chuyên môn cứu hộ do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam cấp;
– Nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện phải đủ tiêu chuẩn theo quy định, bảo đảm mỗi nhân vân chỉ được hướng dẫn cho không quá 20 người với trẻ em dưới 10 tuổi và không quá 30 người trong một giờ học
– Nhân viên y tế: Trong thời gian bể bơi hoạt động, phải có nhân viên y tế thường trực có trình độ từ trung cấp trở lên."