Bên cạnh phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống bằng tòa án, pháp luật đã chính thức ghi nhận và quy định về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Vậy điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại:
Thỏa thuận trọng tài có thể được thể hiện là một điều khoản trong hợp đồng hoặc được lập thành một thỏa thuận riêng biệt nhưng phải được thể hiện dưới dạng văn bản. Ngay cả khi
– Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu như các bên có thỏa thuận sử dụng trọng tài làm cơ chế giải quyết, và thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi tranh chấp đó xảy ra trên thực tế;
– Trong trường hợp một bên tham gia quá trình thỏa thuận trọng tài được xác định là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, thỏa thuận trọng tài vẫn sẽ có hiệu lực đối với những người thừa kế hoặc những người được xác định là người đại diện theo pháp luật của người chết đó, trừ những trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Trong trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài được xác định là tổ chức phải chấm dứt hoạt động hoặc bị phá sản, tổ chức bị giải thể hoặc hợp nhất, sáp nhập hoặc chia tách theo quy định của pháp luật hoặc tiến hành hoạt động chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thì theo quy định của pháp luật hiện nay thỏa thuận trọng tài đó vẫn sẽ có hiệu lực đối với những tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức ban đầu, trừ những trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài thương mại:
Trên cơ sở tính độc lập của thỏa thuận trọng tài, việc thay đổi hoặc gia hạn hoặc hủy bỏ hợp đồng thương mại hoặc thậm chí là trường hợp hợp đồng thương mại không thể được thực hiện hoặc bị tuyên bố vô hiệu theo quy định của pháp luật cũng sẽ không làm ảnh hưởng tới hiệu lực pháp lý của thỏa thuận trọng tài. Hay nói cách khác, thỏa thuận trọng tài được xem như một thỏa thuận hợp đồng siêu việt so với hợp đồng mà các bên đã xác lập và thực hiện trước đó. Từ đó các bên trong hợp đồng thương mại vẫn có thể yêu cầu trọng tài giải quyết các mâu thuẫn và bất đồng phát sinh từ chính các hợp đồng mà có thể bị hủy bỏ hoặc vô hiệu đó. Nhưng không phải mọi trường hợp thỏa thuận trọng tài được các bên xác lập đều có hiệu lực trên thực tế. Nếu thỏa thuận trọng tài thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 18 của Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì sẽ không có hiệu lực theo quy định của pháp luật để được thực hiện trên thực tế. Trên cơ sở quy định về những trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu, có thể rút ra điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài đối với tranh chấp hợp đồng thương mại như sau:
– Lĩnh vực phát sinh tranh chấp phải từ hoạt động thương mại hoặc trong đó ít nhất một bên tranh chấp có hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật, tức là phải có mục đích tìm kiếm lợi nhuận;
– Người xác lập thỏa thuận trọng tài thương mại phải có thẩm quyền và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
– Hình thức của thỏa thuận trọng tài phải phù hợp với quy định của pháp luật;
– Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập sao cho đảm bảo tính tự nguyện, tức là các bên thỏa thuận trọng tài không bị lừa dối hoặc ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào;
– Thỏa thuận trọng tài không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
Có thể thấy, các điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài kể trên về cơ bản có sự tương đồng có điều kiện có hiệu lực của hợp đồng căn cứ theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật dân sự năm 2015 cũng như phù hợp với tính độc lập của thỏa thuận trọng tài như đã phân tích nêu trên.
3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại:
Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận và quyền tự do định đoạt của các bên. Đây là nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mại cơ bản và quan trọng nhất. Trên cơ sở tôn trọng sự tự do thỏa thuận và tự do ý chí của các bên trong quá trình thực hiện và xác lập hợp đồng thương mại thì các bên trong hợp đồng thương mại được tôn trọng một cách tối đa. Nguyên tắc này thể hiện sự linh hoạt và mềm dẻo của tố tụng trọng tài khi cho phép các bên được tự định đoạt quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại của mình cũng như thể hiện ưu điểm của thỏa thuận trọng tài đó là không bắt buộc các bên phải tuân theo những gì mà pháp luật định sẵn.
Thứ hai, nguyên tắc trọng tài viên độc lập và khách quan, vô tư và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Để có thể đảm bảo tranh chấp hợp đồng thương mại được giải quyết một cách công bằng và khách quan thì trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp phải độc lập và vô tư, trọng tài viên chỉ tuân theo quy định của pháp luật. Nếu Như không đảm bảo được yếu tố này thì có thể gây ảnh hưởng tới tính đúng đắn và tính chính xác của các quyết định trọng tài cũng như khả năng thi hành trên thực tế của các phán quyết trọng tài. Trong quá trình giải quyết tranh chấp thì không ai có quyền can thiệp vào hoạt động của trọng tài viên mà họ sẽ chỉ căn cứ vào quy định của pháp luật. Thực tế thì đây cũng là một nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong tố tụng dân sự, cụ thể là những chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại tòa án cũng phải đảm bảo tính độc lập và khách quan.
Thứ ba, nguyên tắc các bên tranh chấp bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Đây là một nguyên tắc được ghi nhận dựa trên cơ sở mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Trong hoạt động tố tụng nói chung thì các bên tranh chấp đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc đưa ra ý kiến và chứng cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, không bên nào bị đặt vào vị trí bất lợi hơn. Mặc dù không phải là một nguyên tắc đặc thù của việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại trọng tài nhưng việc ghi nhận nguyên tắc này trong Luật trọng tài thương mại năm 2010 đã khẳng định vai trò của nguyên tắc này đối với quá trình giải quyết tranh chấp. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp được tiến hành nhanh chóng và các bên dễ dàng tự nguyện thực hiện được phán quyết trọng tài.
Thứ tư, nguyên tắc xét xử không công khai. Xuất phát từ đặc thù của hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại là nhanh chóng và đảm bảo tính bí mật cũng như bảo vệ uy tín của các bên tranh chấp. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai được hiểu là quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ được tiến hành chỉ với sự tham gia của các đương sự và những người có quyền lợi liên quan đến tranh chấp nếu được các đương sự đồng ý mới có thể tham gia vào phiên họp giải quyết tranh chấp đó. Hơn nữa thì mọi thông tin và kết quả của hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng trọng tài sẽ được giữ kín và không công bố công khai nếu như không được sự chấp thuận của các bên tranh chấp. Nhìn chung thì, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai là một trong những nguyên tắc cơ bản và đặc trưng của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với tòa án. Trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay thì, việc lựa chọn và giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một trong những phương thức các ứng yêu cầu của các nhà đầu tư kinh doanh khi đảm bảo uy tín và bí mật kinh doanh của họ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Trọng tài thương mại năm 2010.