Điều kiện đối với hoạt động vận tải GMS được quy định cụ thể tại Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới GMS.
Điều kiện đối với hoạt động vận tải GMS được quy định cụ thể tại Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới GMS.
1. Hoạt động vận tải GMS là gì ?
GMS được hình thành năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). GMS là chương trình hợp tác hoàn chỉnh nhất trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. GMS ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch, thương mại- đầu tư, phát triển nguồn nhân lực và môi trường. Hạ tầng giao thông là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu, tập trung vào các hàng lang kinh tế, trong đó có Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC) chạy ngang Tiểu vùng từ cảng Đà Nẵng, Việt Nam dọc quốc lộ 9 qua Lào và Thái Lan tới Mianma. GMS đã tổ chức 3 Hội nghị cấp cao và 15 Hội nghị Bộ trưởng.
Hạ tầng giao thông cũng là lĩnh vực hợp tác có kết quả nổi bật nhất, tập trung vào 3 hành lang kinh tế chính sau đây:
i) Hành lang kinh tế Bắc- Nam (NSEC);
ii) Hành lang kinh tế Đông- Tây (EWEC), đã thông suốt đầu năm 2007 và là hành lang đi vào hoạt động đầu tiên trong tiểu vùng Mê Công;
iii) Hành lang kinh tế phía Nam (SEC), dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2010-2012.
Trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua biên giới (Hiệp định GMS) ký năm 1999, đến nay, các nước GMS đã ký tất cả các Nghị định thư (3 nghị định thư) và các Phụ lục Hiệp định GMS. Mặc dù các quy định của Hiệp định GMS chưa có hiệu lực, song trên thực tế để đáp ứng yêu cầu liên kết và hội nhập kinh tế, các nước GMS đã bước đầu thực hiện thí điểm những quy định của Hiệp định GMS về kiểm tra hải quan tại một số cặp cửa khẩu dọc hành lang EWEC là Mukdahan – Savanakhet và Dansavanh – Lao Bảo.
2. Điều kiện đối với hoạt động vận tải GMS.
a) Cơ sở pháp lý.
– Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng (Hiệp định GMS);
– Điều 64, 67, 68, 72 Luật Giao thông đường bộ;
– Điều 6 Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT;
– Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 89/2014/TT-BGTVT.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b) Điều kiện đối với hoạt động vận tải GMS.
Doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có đủ các điều kiện sau:
+ Tỷ lệ sở hữu vốn: Vốn do công dân Việt Nam nắm giữ trong các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải chiếm từ 51% trở lên trên số vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Tỷ lệ nhân viên: Nhân viên có quốc tịch Việt Nam chiếm từ 51% trở lên trong tổng số nhân viên điều hành của doanh nghiệp, hợp tác xã (tính cho các chức danh: giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã, trưởng các bộ phận thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã);
+ Độ tin cậy:
-Doanh nghiệp không vi phạm các quy định về hợp đồng kinh tế và các quy định khác của pháp luật Việt Nam;
-Doanh nghiệp không bị tuyên bố phá sản hoặc đang trong trình trạng tuyên bố phá sản.
– Trình độ chuyên môn: người điều hành vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác; có 03 năm trở lên công tác liên tục tại đơn vị vận tải hoặc có 03 năm trở lên làm công tác quản lý vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô).”
– Năng lực tài chính: Phải sở hữu nguồn tài chính đầy đủ để quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, có đủ nguồn tài chính để chi trả cho các hoạt động vận tải. Trong 3 năm liên tiếp đến thời điểm xin cấp phép hoạt động có lãi.