Điều kiện để được kết nạp Đảng viên. Con không nhận cha để xét kết nạp Đảng viên thì có được chấp nhận không?
Điều kiện để được kết nạp Đảng viên. Con không nhận cha để xét kết nạp Đảng viên thì có được chấp nhận không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi sinh năm 1974 khi tôi tròn một tuổi thì đất nước giải phóng. Cha tôi làm việc cho chế độ cũ khi đất nước giải phóng ông đi cải tạo sau đó ông vượt biên ra nước ngoài. Hiện nay tôi là giáo viên dạy cấp 1 trong quá trình công tác tôi có nhiều thành tích cũng như được cử làm chuyên viên phòng giáo dục đến khi tôi đi học ở trường Đảng và xin được kết nạp Đảng thì không đạt yêu cầu về vì lý lịch Tôi là con của lính Việt Nam Cộng Hòa từ khi tôi sinh ra tôi không hề biết mặt cha. Ông còn nhắn với người thân là không công nhận tôi là con của ông. Nay tôi muốn không nhận ông là cha để thay đổi lý lịch vì tôi muốn được kết nạp Đảng . Xin hỏi tôi cần những thủ tục nào? Tôi chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy định nào về việc con không nhận quan hệ với cha mẹ. Nếu bạn rõ ràng có quan hệ huyết thống, là con của cha mình thì dù cha bạn muốn không công nhận bạn là con và bạn cũng không muốn nhận ông ấy là cha thì pháp luật không có quy định về việc từ bỏ mối quan hệ này. Do đó, quan hệ cha con của bạn vẫn tồn tại không thể từ bỏ được.
Vì vậy, nếu bạn xin kết nạp vào Đảng thì phải tiến hành thanh tra lý lịch của bạn. Nội dung thanh tra lý lịch theo Hướng dẫn 01- HD/TW về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng:
“Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :
– Người vào Đảng.
– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
b) Nội dung thẩm tra
– Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
– Đối với người thân : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Quy định số 57-QĐ/TW ngày 3-5-2007 của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, tại khoản 2, Điều 2 (về quan hệ gia đình) đã quy định, người vào Đảng có người thân vi phạm một trong các điều sau đây thì không được kết nạp:
“Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:
2.1- Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, công tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.
2.2- Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thư ký hoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên.”
Như vậy, do cha bạn là người làm việc cho chế độ cũ khi đất nước giải phóng ông đi cải tạo sau đó ông vượt biên ra nước ngoài nên khi thanh tra lý lịch người thân của bạn thì bạn sẽ thuộc trường hợp không được kết nạp vào Đảng.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con
Mục lục bài viết
– Nghĩa vụ cấp dưỡng của người cha cho con khi ly hôn
– Cha có quyền nhận con sau khi đã ly hôn?
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí