Điều kiện để công ty được vay vốn nước ngoài. Nguyên tắc áp dụng điều kiện vay nước ngoài.
Rất nhiều doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa hiện nay muốn thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư, mở rộng mô hình kinh doanh nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn các ngân hàng trong nước. Trong khi đó việc các doanh nghiệp này có thể tiếp cận vay vốn nước ngoài có thể được xem như là một hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ này. Vậy điều kiện gì để các công ty này có thể vay vốn nước ngoài là gì, liệu có cứng nhắc, khó khăn như vay vốn trong nước không ? Nếu đang thắc mắc về vấn đề này thì bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của công ty Luật Dương Gia chúng tôi.
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
1.
2.Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi muốn vay vốn nước ngoài thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì để được vay vốn nước ngoài? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Nguyên tắc áp dụng điều kiện vay nước ngoài theo Điều 3 Thông tư 12/2014/TT-NHNN quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh như sau:
1. Bên đi vay và các khoản vay nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện chung và điều kiện bổ sung tương ứng đối với từng khoản vay nước ngoài cụ thể.
2. Bên đi vay có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về việc vay vốn nước ngoài khi ký kết và thực hiện khoản vay nước ngoài.
3. Ngân hàng Nhà nước giám sát việc tuân thủ điều kiện vay nước ngoài của Bên đi vay thông qua việc xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài. Đối với các khoản vay không thuộc đối tượng phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước, Bên đi vay tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tuân thủ các điều kiện vay vốn tại Thông tư 12/2014/TT-NHNN.
Theo đó, điều kiện để doanh nghiệp vay vốn nước ngoài khi đáp ứng được các điều kiện chung và điều kiện bổ sung để được vay vốn.
1. Điều kiện chung vay vốn nước ngoài
a) Mục đích vay nước ngoài
– Bên đi vay được phép vay nước ngoài để phục vụ các mục đích sau:
+ Thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài của bên đi vay;
+ Thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài của doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp (chỉ áp dụng với trường hợp vay trung, dài hạn nước ngoài).
Trong trường hợp này, giới hạn mức vay của Bên đi vay trên tổng kim ngạch vay phục vụ phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đó tối đa không vượt quá tỷ lệ góp vốn của Bên đi vay trong doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn.
Các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài quy định tại Khoản này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với phạm vi giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của Bên đi vay hoặc của doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp.
– Mục đích vay là: Cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay mà không làm tăng chi phí vay.
b) Thỏa thuận vay nướ ngoài:
– Thỏa thuận vay nước ngoài phải được ký kết bằng văn bản trước khi thực hiện giải ngân khoản vay và không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
– Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vay ngắn hạn nước ngoài, thỏa thuận vay nước ngoài phải được ký kết bằng văn bản trước hoặc vào thời điểm thực hiện giải ngân khoản vay và không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
c) Đồng tiền vay:
– Đồng tiền vay nước ngoài là ngoại tệ.
– Vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam chỉ được thực hiện khi:
+ Bên đi vay là tổ chức tài chính vi mô;
+ Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vay từ nguồn lợi nhuận được chia bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại Bên đi vay;
+ Các trường hợp khác khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất cần thiết của từng trường hợp.
d) Các giao dịch bảo đảm cho khoản vay nước ngoài
– Các giao dịch bảo đảm cho khoản vay nước ngoài không trái với các quy định hiện hành có liên quan của pháp luật Việt Nam.
– Việc sử dụng cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam hoặc trái phiếu chuyển đổi do doanh nghiệp Việt Nam phát hành để thế chấp cho người không cư trú là Bên cho vay nước ngoài hoặc các bên có liên quan phải đảm bảo tuân thủ các quy định về chứng khoán, về tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam và/hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan.
e) Chi phí vay nước ngoài
– Chi phí vay nước ngoài do Bên đi vay, Bên cho vay và các bên liên quan thỏa thuận trừ trường hợp quy định tại khoản 2 của điều 9 thông tư 12/2014/TT-NHNN.
– Để điều hành hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả, khi cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc áp dụng điều kiện về chi phí vay nước ngoài; quyết định và công bố mức trần chi phí vay nước ngoài trong từng thời kỳ.
2. Điều kiện bổ sung vay vốn nước ngoài
* Đối với Bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Điều kiện vay ngắn hạn nước ngoài:
-Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được vay trung, dài hạn nước ngoài khi tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, trừ hai trường hợp sau:
-Việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về các tỷ lệ đảm bảo an toàn đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật;
-Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài đủ điều kiện được tính vào vốn cấp hai của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và việc thực hiện khoản vay này giúp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn.
>>> Luật sư
Điều kiện vay trung, dài hạn nước ngoài:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được vay trung, dài hạn nước ngoài khi tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, trừ hai trường hợp sau:
– Việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về các tỷ lệ đảm bảo an toàn đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật;
-Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài đủ điều kiện được tính vào vốn cấp hai của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và việc thực hiện khoản vay này giúp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn.
*Đối với Bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
Điều kiện vay ngắn hạn nước ngoài:
-Bên đi vay không được vay ngắn hạn cho các mục đích sử dụng vốn trung, dài hạn.
-Đối với Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước, khoản vay ngắn hạn nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương, thẩm định và chấp thuận theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Điều kiện vay trung, dài hạn nước ngoài:
– Đối với Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước, khoản vay trung, dài hạn nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương, thẩm định và chấp thuận theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
-Đối với Bên đi vay không phải là doanh nghiệp nhà nước:
Trường hợp Bên đi vay có dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, số dư nợ vay trung, dài hạn (gồm cả dư nợ vay trong nước) của Bên đi vay phục vụ cho dự án đó tối đa không vượt quá phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư và vốn góp ghi nhận tại giấy chứng nhận đầu tư;
Trường hợp Bên đi vay vay nước ngoài để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư không được cấp giấy chứng nhận đầu tư, số dư nợ vay trung, dài hạn (gồm cả dư nợ vay trong nước) của Bên đi vay không vượt quá tổng nhu cầu vốn vay tại phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Như vậy trong trường hợp này nếu công ty bạn muốn vay vốn nước ngoài thì cần phải đáp ứng những điều kiện tại thông tư 12/2014/TT-NHNN quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh. Nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện chung và điều kiện bổ sung ở trên thì công ty của bạn sẽ được vay vốn nước ngoài. Ngoài ra ngân hàng Nhà nước sẽ là cơ quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ điều kiện vay nước ngoài quy định tại Thông tư này của Bên đi vay theo quy định của pháp luật.