Tuyển dụng viên chức là một trong những hoạt động nhằm tìm kiếm, bổ sung nguồn nhân lực cho cơ quan, đơn vị, tổ chức. Vậy điều kiện đăng ký dự tuyển và tổ chức tuyển dụng viên chức được thực hiện như thế nào và được quy định ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những câu hỏi trên.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức:
Theo tinh thần của pháp luật hiện hành thì điều kiện dự tuyển viên chức hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 22
– Một là có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam:
+ Điều kiện này nhằm xác định nơi cư trú của người dự tuyển viên chức.
+ Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài ngày càng tham gia tích cực vào các hoạt động sự nghiệp ở trong nước. Khi tham gia các hoạt động này, họ cũng phải tuân thủ những quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam, đồng thời thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn trở thành viên chức ở Việt Nam thì có lẽ điều hấp dẫn với họ không phải là mức thu nhập, môi trường làm việc hay cơ hội thăng tiến mà là sự mong muốn đóng góp sức mình để xây dựng đất nước. Công dân Việt Nam sinh sống ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, nếu vì động muốn góp sức mình để xây dựng đất nước thi pháp luật chính sách cần tạo điều kiện cho họ có cơ hội trở thành viên chức.
– Hai là điều kiện về độ tuổi là từ đủ 18 tuổi trở lên:
Luật Viên chức không giới hạn độ tuổi tối đa của những người có quyền đăng ký dự tuyển viên chức. Như vậy Luật viên chức đã quy định rộng hơn về phạm vi đối tượng có quyền đăng ký dự tuyển viên chức, đồng thời Luật viên chức cũng quy định rõ hơn đối với tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật nhưng phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Đây là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng tuyển dụng trong thực tiễn.
– Ba là đơn đăng ký dự tuyển và lý lịch rõ ràng:
+ Đơn đăng ký dự tuyển thể hiện nguyện vọng của ứng viên mong muốn dự tuyển vị trí nào và cam kết phục vụ cho đơn vị nếu được tuyển dụng. Điều này giúp cho đơn vị có thể sắp xếp được số lượng người dự tuyển vào từng vị trí việc làm và nhu cầu công việc cần tuyển. Việc quy định lý lịch trong hồ sơ dự tuyển là yếu tố quan trọng nhằm nắm bắt những thông tin cơ bản của người dự tuyển, đồng thời xác nhận đối tượng dự tuyển các vấn đề nhân thân của người dự tuyển như họ tên, quê quản, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, người thân trong gia đình, quá trình công tác của dự tuyển viên chức.
+ Lý lịch của người dự tuyển là điểm nhấn, thu hút sự chú ý đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
– Bốn là có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm. Văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề là yếu tố quan trọng quyết inh một phần trình độ, năng lực của người dự tuyển, thể hiện mức độ đánh giá quá trình người dự tuyển đã từng học tập, rèn luyện tại các cơ sở đào tạo. Đây cũng là yếu tố không thể thiếu để các ĐVSNCL xem xét đến việc ứng viên phù hợp với vị trí việc làm trong kế hoạch tuyển dụng. Năm là có đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
Sức khỏe là điều kiện tất yếu để thực hiện nhiệm vụ cũng như hoàn thành mọi công việc được cơ quan, đơn vị giao phó. Yêu cầu về sức khỏe không những được duy trì khi tuyển dụng mà còn cần phải đảm bảo trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ của viên chức. Do đó, Giấy chứng nhận sức khỏe của người dự tuyển phải do cơ quan y tế đủ điều kiện được khám sức khỏe chứng nhận do Bộ Y tế quy định.
2. Căn cứ tuyển dụng viên chức:
Được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, theo đó:
+ Căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm và căn cứ và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cũng như quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập để từ đó có phương án, có căn cứ để tuyển dụng viên chức.
+ Khi đã có căn cứ về tuyển dụng viên chức thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sau đó phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng.
3. Nội dung kế hoạch tuyển dụng bao gồm:
+ Nội dung về số lượng người làm việc được giao và số lượng người làm việc chưa sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức.
+ Nội dung về số lượng viên chức cần tuyển ở từng vị trí việc làm.
+ Nội dung về số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển.
+ Nội dung về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm kèm theo đó là nội dung về hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển, và các nội dung khác nếu có
4. Tổ chức tuyển dụng viên chức:
Thủ tục tuyển dụng viên chức:
– Bước 1.
– Bước 2. Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất là 20 ngày làm việc kể từ ngày
– Bước 3. Chậm nhất 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức thi tuyển, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải lập danh sách người đủ điều kiện dự tuyển để niêm yết công khai tại trụ sở làm việc và thông báo trên trang điện tử của đơn vị (nếu có).
– Bước 4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định thành lập Hội đồng, tuyển dụng để thực hiện việc thi tuyển
– Bước 5. Thi/xét tuyến.
– Bước 6. Thông báo kết quả và nhận đơn phúc khảo (nếu có):
– Bước 7. Ký kết Hợp đồng làm việc.
– Phương thức tuyển dụng:
Theo quy định pháp luật hiện hành thì tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua hai phương thức là thi tuyển và xét tuyển. Trình tự tổ chức tuyển dụng được quy định tại Điều 15 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, theo đó:
– Thẩm quyền tuyển dụng: Hội đồng tuyển dụng được thành lập do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định. Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển do Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng quyết định chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày thành lập Hội đồng tuyển dụng.
– Tổ chức thi tuyển: gồm có 2 vòng
+ Tổ chức thi vòng 1: Vòng 1 có thể được tổ chức bằng hình thức thi trên máy tình hoặc thu trên giấy, theo đó:
Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng tổ chức thi vòng 1 trên máy vi tính thì phải thông báo kết quả cho thí sinh được biết ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài thi trên máy vi tính.
(* Lưu ý: Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi vòng 1 trên máy vi tính)
Trường hợp cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng tổ chức thi vòng 1 trên giấy thì việc chấm thi thực hiện như sau:
+ Kết thúc thi vòng 1 chậm nhất là mười lăm ngày thì phải hoàn thành việc chấm thi vòng 1.
+ Kể từ ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 phải công bố kết quả thi để thí sinh dự thi biết và thông báo việc nhận đơn phúc khảo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo kết quả thi trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng( chậm nhất là năm ngày làm việc).
+ Trường hợp có đơn phúc khảo thì chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo phải hoàn thành việc chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo để thí sinh dự thi được biết;
Căn cứ vào điều kiện thực tiễn trong quá trình tổ chức chấm thi, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng quyết định kéo dài thời hạn thực hiện các công việc quy định tại điểm này nhưng tổng thời gian kéo dài không quá 15 ngày.
+ Tổ chức thi vòng 2: Hội đồng tuyển dụng phải lập danh sách và thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2, đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng về việc tổ chức thi vòng 2 cho các thí sinh( Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1). Kể từ ngày thông báo triệu tập thi sinh được tham dự thi vòng 2, Hội đồng tuyển dụng phải tiến hành tổ chức thi vòng 2.
Tại vòng 2 có thể thi bằng một trong những hình thức như: thi viết, thực hành, phỏng vấn. Theo đó, đối với hình thức thi viết thì việc chấm thi, phúc khảo sẽ được thực hiện theo như vòng 1, còn đối với hình thức phỏng vấn hoặc thực hành thì sẽ không áp dụng phúc khảo.