Điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử. Để thực hiện được nguyên tắc hai cấp xét xử cần phải có những điều kiện gì?
Điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử dựa trên hai phương diện sau:
1. Phương diện lập pháp:
Để thực hiện có hiệu quả nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, các quy định về thủ tục tố tụng cần thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Để vụ án được xét xử một cách khách quan, toàn diện, chính xác, phải đảm bảo đầy đủ các cơ sở pháp lý và tổ chức cho việc xét xử sơ thẩm vụ án. Cùng với đó
+ Pháp luật phải đảm bảo tối đa quyền kháng cáo của các đương sự đối với bản án, quyết định sơ thẩm. Đó là các quy định liên quan đến thời hạn kháng cáo, kháng nghị, liên quan đến quyền hạn của
+ Tính chất của phúc thẩm là xét xử của Tòa án cấp trên trực tiếp đối với vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn pháp luật quy định. Thủ tục phiên tòa phúc thẩm phải được tiến hành như xét xử sơ thẩm, Tòa phúc thẩm có quyền quyết định về thực chất vụ án, nhằm thể hiện đầy đủ rằng cấp phúc thẩm là một cấp xét xử.
+ Nhằm đảm bảo tính ổn định của phần bản án, quyết định không có kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị, cần phải xác định phạm vi xét xử phúc thẩm phải được rõ ràng và không vượt quá những vấn đề đã được cấp sơ thẩm xét xử và kết luận, đồng thời không vượt quá yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị.
>>> Luật sư
2. Phương diện thực hiện pháp luật:
Một trong những điều kiện cần thiết và rất quan trọng giúp cho việc nhận thức pháp luật được đúng đắn, việc áp dụng được thống nhất và dễ dàng là việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật phải nhanh chóng, kịp thời. Bởi lẽ, muốn thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật, trước tiên phải làm cho các quy phạm pháp luật trở nên dễ hiểu, dễ áp dụng.
Quy định rõ trách nhiệm của Tòa án cấp sơ thẩm trong việc đảm bảo quyền kháng cáo, kháng nghị của đương sự. Đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất để chủ thể có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án quyết định sơ thẩm một cách kịp thời và đầy đủ quyền của mình. Phương diện tổ chức.
Tổ chức hệ thống tòa án và quy định về thẩm quyền xét xử của các tòa án phải phù hợp khả năng thực tế của từng cấp xét xử, trình độ tổ chức, khả năng chuyên môn cũng như về điều kiện cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xét xử, đảm bảo xét xử kịp thời, chính xác và khách quan.
Tổ chức tòa án theo cấp xét xử phải hạn chế được sự lệ thuộc và can thiệp vào hoạt động xét xử nhằm đảm bảo sự độc lập trong xét xử, phù hợp với yêu cầu của Nhà nước pháp quyền.
Nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với mô hình tổ chức các cơ quan tiến hành tố tụng trong cải cách tư pháp, phù hợp với việc thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, cần phải đổi mới trong việc tổ chức các cơ quan tiến hành tố tụng khác như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cho phù hợp và tương ứng với tổ chức của Tòa án các cấp.
Trình độ chuyên môn của người tiến hành tố tụng cần phải được nâng cao. Cần một đội ngũ người tiến hành tố tụng có chuyên môn đáp ứng yêu cầu của công tác xét xử, có đạo đức nghề nghiệp để thực sự liêm chính, chí công vô tư, thật sự khách quan trong công tác.
Nhằm bảo đảm đáp ứng kịp thời với yêu cầu thực tiễn của công tác xét xử ở từng cấp, cần tăng cường chất lượng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác xét xử.