Tổ chức, cá nhân thẩm tra an toàn giao thông. Tiêu chuẩn, điều kiện của tổ chức, cá nhân tham gia thẩm tra an toàn giao thông
Tổ chức, cá nhân thẩm tra an toàn giao thông. Tiêu chuẩn, điều kiện của tổ chức, cá nhân tham gia thẩm tra an toàn giao thông
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Mong Luật sư cho tôi biết pháp luật hiện hành quy định như thế nào về điều kiện của tổ chức, cá nhân thẩm tra an toàn giao thông như thế nào? Tôi muốn hỏi,trường hợp đối với tổ chức tham gia thẩm tra an toàn giao thông thẩm tra nhóm A, B thì phải có ít nhất 10 người, vậy, 10 người trong tổ chức đó đều phải có chứng chỉ Thẩm tra viên không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tại Điều 12 có quy định như sau
“Điều 12. Điều kiện của tổ chức, cá nhân thẩm tra an toàn giao thông
1. Tổ chức thẩm tra an toàn giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Đối với dự án nhóm A và nhóm B, tổ chức thẩm tra an toàn giao thông phải có ít nhất 10 người, trong đó ít nhất có 04 kỹ sư đường bộ; 01 kỹ sư vận tải đường bộ và có tối thiểu 01 người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông;
b) Đối với dự án nhóm C, tổ chức thẩm tra an toàn giao thông phải có ít nhất 05 người, trong đó có tối thiểu 01 kỹ sư đường bộ, 01 kỹ sư vận tải đường bộ và có 01 người đủ điều kiện làm chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông.
2. Cá nhân tham gia thẩm tra an toàn giao thông (gọi là Thẩm tra viên) phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ (đường bộ, cầu, giao thông công chính, vận tải đường bộ), có thời gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ ít nhất 03 năm hoặc có trình độ từ đại học trở lên và đã trực tiếp quản lý giao thông đường bộ ít nhất 05 năm, trong đó đã tham gia thiết kế hoặc trực tiếp xử lý an toàn giao thông từ 03 công trình trở lên;
b) Có chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Cá nhân đảm nhận chức danh Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ, có thời gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ ít nhất 10 năm;
b) Có trình độ từ đại học trở lên và đã trực tiếp quản lý giao thông đường bộ ít nhất 12 năm, trong đó đã tham gia thiết kế hoặc trực tiếp xử lý an toàn giao thông từ 03 công trình trở lên;
c) Đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế ít nhất 03 dự án có cấp công trình tương đương với cấp công trình cần thẩm tra an toàn giao thông (cấp công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng).”
Theo quy định trên, thì xác định được, về điều kiện, tiêu chuẩn đối với tổ chức tham gia thẩm tra an toàn giao thông đối với nhóm A và nhóm B thì phải có ít nhất 10 người, trong đó có 4 kỹ sư đường bộ; 1 kỹ sư tư vấn đường bộ và ít nhất 1 người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông. Trong số các thành viên của tổ chức tham gia thẩm tra an toàn giao thông mới phải yêu cầu có chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, đối với các cá nhân còn lại của tổ chức thì không bắt buộc phải có chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông, chỉ cần đáp ứng các điều kiện về bằng cấp và trình độ theo quy định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Còn đối với cá nhân tham gia thẩm tra an toàn giao thông thì mới phải bắt buộc có chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông, đồng thời phải đáp ứng điều kiện Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ, có thời gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ ít nhất 3 năm hoặc có trình độ từ đại học trở lên và đã trực tiếp quản lý giao thông đường bộ ít nhất 05 năm, trong đó đã tham gia thiết kế hoặc trực tiếp xử lý an toàn giao thông từ 03 công trình trở lên;
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Mẫu quy trình bảo đảm an toàn giao thông
– Mẫu kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông
– Trách nhiệm của các Bộ trong việc đảm bảo an toàn giao thông đường sắt
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật giao thông đường bộ miễn phí