Người điều hành kinh doanh lữ hành quốc tế là người quản lý, điều hành của doanh nghiệp và cá nhân này phải đảm bảo tiêu chí cơ bản thì mới được giữ chức vụ trên. Vậy điều kiện của người điều hành kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện của người điều hành kinh doanh lữ hành quốc tế:
Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được hiểu đơn giản là quá trình phục vụ hành khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng như đưa khách du lịch ra nước ngoài. Doanh nghiệp đã có thể thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phải đáp ứng những điều kiện về kinh doanh dịch vụ lữ hành và được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo đúng quy định. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế hiện nay được quy định tại khoản 2 khoản 3 Điều 31
– Để có thể tiến hành kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thì doanh nghiệp bắt buộc phải được thành lập theo đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
– Thực hiện hoạt động ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
– Bên cạnh đó, các cá nhân phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải đảm bảo những tiêu chí về trình độ chuyên môn. Theo đó cá nhân này phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành đối với trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế;
– Những doanh nghiệp đáp ứng điều kiện kinh doanh đã được quy định khoản 1 sẽ được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Còn trong trường hợp đáp ứng những điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 của Điều 31 Luật Du lịch 2017 thì sẽ được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Theo quy định thì phí thẩm định tham giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa sẽ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Khi nhắc đến điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành thì ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng là một trong những điều kiện bắt buộc phải đảm bảo. Chính vì vậy, các nội dung liên quan đến mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ được thành quốc tế tại ngân hàng cũng nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 14
+ Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa sẽ được áp dụng mặc định đó là 20 triệu đồng;
+ Mức ký kết kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thì tùy thuộc những trường hợp áp dụng đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hay khách du lịch ra nước ngoài sẽ có mức ký quỹ khác nhau. Hiện nay, kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ áp dụng mức ký quỹ là 50 triệu đồng; trong trường hợp kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài thì 100 triệu đồng sẽ là một kỳ quỹ được áp dụng đối với trường hợp này; 100 triệu đồng cũng sẽ làm mức ký quỹ khi kinh doanh dịch vụ thực hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng như khách du lịch ra nước ngoài.
Có thể thấy, để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thì doanh nghiệp bắt buộc phải đảm bảo những điều kiện cơ bản đã được phân tích nêu trên cùng với đó cũng phải đảm bảo về mức ký quỹ đã được phân tích tùy theo trường hợp kinh doanh dịch vụ hành. Mức ký quỹ tối đa có thể được áp dụng đó là lên đến 100 triệu đồng. Cá nhân là người điều hành kinh doanh lữ hành quốc tế cũng phải đảm bảo tiêu chí về trình độ chuyên môn.
2. Hồ sơ, thủ tục để cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế:
Doanh nghiệp này được cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phải chuẩn bị hồ sơ và tuân thủ thủ tục được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ theo khoản 2 Điều 33
– Hồ sơ đề nghị các giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
+ Thứ nhất, doanh nghiệp cần chuẩn bị đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và mẫu đơn này sẽ phải thực hiện theo mẫu chung được Bộ trưởng Bộ Văn hóa- thể thao và du lịch;
+ Thứ hai, để chứng minh được rằng doanh nghiệp được thành lập một cách hợp pháp đúng quy định thì cần có bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
+ Thứ ba, những văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách tiến hành kinh doanh dịch vụ lữ hành cũng phải được thể hiện rõ trong bộ hồ sơ này. Chính vì vậy, cần có bản sao chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người này được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật Du lịch năm 2017;
– Trình tự, thủ tục thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phải thực hiện với các nội dung như sau:
+ Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ với các loại giấy tờ đã được phân tích nêu trên gửi đến Tổng cục du lịch để cơ quan này tiếp nhận và xem xét được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;
+ Tổng cục du lịch sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 10 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ sẽ tiến hành thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp. Sau khi đưa ra quyết định các giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp sẽ phải thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp này đang đặt trụ sở; trong trường hợp từ chối thì phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Như vậy doanh nghiệp khi có yêu cầu cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố về hồ sơ cũng như trình tự thủ tục đã được quy định nêu trên.
3. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ người điều hành kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam:
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế có trách nhiệm trong việc xây dựng, quảng cáo, tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh được cấp phép theo đúng quy định;
– Có trách nhiệm trong việc thông báo khi có sự thay đổi về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thì nhanh chóng gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ nữa thành thay thế để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và xem xét thông tin cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;
– Các chương trình dịch vụ liên quan đến du lịch thực hiện cho khách du lịch cũng phải được cung cấp thông tin đầy đủ;
– Để đảm bảo sự an toàn cho khách du lịch trong suốt thời gian thực hiện chương trình du lịch thì việc mua bảo hiểm là một trong những hoạt động bắt buộc phải thực hiện mọi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;
– Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành cũng phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật cũng như các quy định của nơi đến du lịch. Chính vì vậy, cá nhân cần nghiêm túc chấp hành phổ biến và hướng dẫn khách du lịch những nội dung này trong việc ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; liên quan đến với cơ quan nhà nước thì cần có sự phối hợp chặt chẽ để xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch đã được tổ chức;
– Chế độ báo cáo, thống kê kế toán và lưu giữ hồ sơ cũng là một trong những hoạt động bắt buộc phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật trong quá trình này;
– Sử dụng các biện pháp để đảm bảo được an toàn tính mạng sức khỏe tài sản của khách du lịch. Bên cạnh đó trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ nếu nhận thấy tài có những tai nạn rủi ro xảy ra với khách du lịch và có phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đưa ra được biện pháp khắc phục hậu quả;
– Khách du lịch khi đã tham gia sử dụng dịch vụ du lịch lữ hành quốc tế thì phải tuân thủ theo các thỏa thuận và nằm trong sự quản lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này;
– Bên cạnh đó phải đảm bảo duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này có trách nhiệm trong việc công khai tên doanh nghiệp,các thông tin về số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, tên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch và nội dung này cũng phải được thể hiện trong hợp đồng lữ hành;
– Cuối cùng đó là phải đảm bảo trong việc làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, qúa cảnh, hải quan; hỗ trợ khách du lịch tham thực diện các thủ tục này nhanh nhất và chính xác.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Luật Du lịch 2017.