Điều kiện chuyển nhượng đất rừng sản xuất. Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất?
Mục lục bài viết
1. Có được chuyển nhượng đất rừng sản xuất không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư tư vấn giúp: nếu một hộ gia đình được nhà nước cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp, mục đích sử dụng là đất rừng sản xuất. Nhưng hiện giờ vị trí đất đó vẫn còn là rừng tự nhiên và hộ gia đình đó không còn có nhu cầu sử dụng nữa. Vậy hộ gia đình đó có được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó cho một người khác không vì đất đó vẫn còn là rừng tự nhiên?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp có hộ gia đình được cấp đất rừng sản xuất, đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo Điều 10
– Hạn mức chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân:
Căn cứ theo Điểm c) khoản 1 Điều 179
Theo quy định tại khoản 3 Điều 129 và khoản 1 Điều 130 Luật đất đai 2013 quy định về hạn mức giao đất và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân thì cá nhân được phép chuyển nhượng tối đa 300ha đất rừng sản xuất. Như vậy, bạn cần căn cứ vào hạn mức này và diện tích đất của hộ gia đình này để xác định về hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
– Các điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013. Như vậy, nếu mảnh đất của hộ gia đình này đáp ứng được các quy định trên thì hộ gia đình này có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất cho người khác.
2. Nhận chuyển nhượng đất lâm nghiệp khi khác nơi thường trú:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi ở Quảng Ninh, hiện đang đăng ký thường trú có hộ khẩu tại đây. Tuy nhiên tôi có quen một anh bạn, anh ấy có một đồi có sổ là đất lâm nghiệp. Anh ấy và tôi thỏa thuận mua bán chuyển nhượng cho nhau, nhưng khi ra xã nơi đó hỏi về chuyển nhượng họ nói tôi không ở đó thì không được nhận chuyển nhượng. Như vậy có đúng hay không? Mong Luật sư tư vấn để tôi có thể chuyển nhượng được phần đất này. Cảm ơn Luật sư đã tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Nếu cá nhân sở hữu chứng thư pháp lý hợp pháp sẽ được thực hiện các quyền:
+ Sử dụng đất đai
+ Mua bán, chuyển nhượng, tặng cho
Tuy nhiên, theo quy định của Luật đất đai 2013 khi chuyển nhượng một những loại đất, khu vực có đất sau đây thì phải có điều kiện:
+ Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
+ Phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu
Căn cứ theo Điều 192 Luật đất đai 2013, bạn cần xem, phần đất mà bạn đang có ý định mua bán là đất lâm nghiệp có thuộc khu vực yêu cầu phải có điều kiện trên hay không? Nếu thuộc điều kiện trên thì bắt buộc bạn phải sinh sống tại khu vực đó mới được nhận chuyển nhượng.
3. Ủy quyền chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm có được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư ! cho tôi hỏi, đất trồng cây lâu năm có được phép ủy quyền cho tặng để thực hiện mục đích mua bán không? chủ đất có hộ khẩu tại Bình Dương, còn vị trí mảnh đất ở Bình Phước. Vậy chủ đất có thể làm thủ tục cho tặng lại mảnh đất đó hay không? Người được hưởng ủy quyền cho tặng lại có hộ khẩu ở Sài Gòn.?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Theo quy định này, người sử dụng đất hoàn toàn có thể thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho. thế hấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể tiến hành thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất của bạn cho một người khác. Tuy nhiên, bạn phải đáp ứng được các điều kiện quy định về việc tặng cho quyền sử dụng đất như sau:
– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 10 của Luật Đất đai 2013 quy định về Phân loại đất, đất trồng cây lâu năm thuộc loại đất nông nghiệp. Vì vậy khi thực hiện thủ tục tặng cho bạn phải đáp ứng thêm các điều kiện quy định về việc tặng cho đất nông nghiệp.
Điều kiện về người nhận tặng cho quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 191 về các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất.
Trong trường hợp này, bạn cầm xem xét về người được nhận tặng cho quyền sử dụng đất có thuộc các trường hợp không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất hay không. Nếu người đó thuộc một trong các trường hợp pháp luật quy định không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thì bạn không thể thực hiện việc tặng cho đối với người đó được. Trường hợp người đó không thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn có thể tiến ahfnh thủ tục tặng cho đất đối với người đó.
Bên cạnh đó, bạn cần xem xét về chính sách ở địa phương bạn xem có quy định cấm chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người không cùng xã, phường, thị trấn hay không. Nếu địa phương bạn không có quy định về việc cấm chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người không cùng xã, phường, thị trấn thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục tăng cho đất nông nghiệp cho người không cùng xã phương, thị trấn của mình. Cụ thể, trong trường hợp này bạn hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục để tặng cho mảnh đất tại Bình Phước cho người bạn có hộ khẩu ở Sài Gòn nếu địa phương bạn không có quy định khác.
Vê thủ tục, hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 689 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Việc chuyển quyền sử dụng đất được thục hiện thông qua hợp đồng và hợp đồng phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật”. Nếu bạn muốn tặng cho quyền sử dụng đất thì bạn cần lập hợp đồng tặng cho bằng văn bản và có công chứng, chứng thực.
Về hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất:
+ Văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định của tổ chức tạng cho quyền sử dụng đất.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Hợp đồng chuyển QSDĐ phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Hồ sơ cho quyền sử dụng đất nộp tại phòng Tài nguyên và môi trường; trường hợp bạn sử dụng đất tại nông thôn thì bạn có thể nộp hồ sơ tại UBND xã nơi có đất để chuyển cho phòng Tài nguyên và môi trường.
4. Chuyển nhượng đất rừng phòng hộ có đúng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có nội dung câu hỏi như sau: Ông A chuyển nhượng cho ông B và đã được cấp sổ mang tên ông B từ năm 2013 là đất rừng phòng hộ. Nay ông B muốn chuyển nhượng 1 phần khu đất rừng phòng hộ trên cho bà C nay bà C đã cắt khẩu về địa bàn xã để hợp pháp khi mua bán đất đai. Khi gia đình bà C cũng muốn sau khi mua được khu đất trên cũng sẽ lên trồng trọt và chăn nuôi trên đó. Nay tôi muốn hỏi: việc mua bán đất trên có đúng theo quy định của Luật đất đai 2013 không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 188 Luật đất đai 2013, quy định điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Nếu mảnh đất bạn muốn chuyển nhượng đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, bạn hoàn toàn có quyền chuyển nhượng diện tích đất này.
Tuy nhiên, đất rừng phòng hộ loại đất đặc biệt, có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên pháp luật đưa ra một số hạn chế nhất định trong hoạt động chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng loại đất này, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ còn phải bảo đảm đảm các điều kiện cụ thể đối với đất này quy định tại Khoản 2 Điều 192 Luật Đất đai 2013 như sau:
“2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.”
Như vậy, trong trường hợp nêu trên, ông A chuyển nhượng đất rừng phòng hộ cho ông B, sau đó, ông B chuyển lại cho bà C (đã có hộ khẩu thường trú tại địa bàn xã có đất rừng phòng hộ) tuy nhiên, ở đây không nói vào thời điểm chuyển nhượng đất cho ông B, ông B có cư trú tại đó không?
Nếu ông B cũng sinh sống trong khu vực đất rừng phòng hộ và việc chuyển nhượng đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 nêu trên thì việc chuyển nhượng là hợp pháp.
Nếu ông B không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ thì ông B không được nhận chuyển nhượng, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là trái quy định; từ đó ông B không có quyền thực hiện việc chuyển nhượng dẫn đến giao dịch chuyển nhượng của ông B cho bà C là không hợp pháp.