Cá nhân, tổ chức thực hiện việc thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông thì cần phải nhận được sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền. Vậy điều kiện cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông được quy định với những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông:
Ngày nay, hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản diễn ra ngày càng phổ biến, mục đích chính của hoạt động này là phục vụ cho nhu cầu sử dụng cũng như để kinh doanh… Cát, sỏi ở lòng sông cũng là một trong những tài nguyên khoáng sản được phép tiến hành khai thác tuy nhiên phải tuân thủ theo các quy định mà pháp luật đã đề ra. Nguồn tài nguyên khoáng sản nói chung và tài nguyên cát, sỏi ở lòng sông nói riêng chỉ được tiến hành khai thác ở một mức độ nhất định để đảm bảo sự an toàn cũng như sự cân bằng trong quá trình khai thác cát, sỏi ở lòng sông. Liên quan đến điều kiện cấp phép thăm dò khai thác cát sỏi lòng sông thì các nội dung đã được ghi nhận trong Luật khoáng sản, cụ thể:
– Theo quy định tại Điều 53 của Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-VPQH 2018 Luật Khoáng sản thì những nguyên tắc và điều kiện để được cấp phép khai thác khoáng sản bao gồm các nội dung sau:
+ Thứ nhất, giấy phép khai thác khoáng sản sẽ được nhà nước cấp cho tổ chức, cá nhân nếu những đối tượng này đủ các điều kiện như có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở các khu vực đã tiến hành thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch đã được quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 10 của Luật Khoáng sản.
+ Hiện nay, khi tiến hành khai thác khoáng sản thì các dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị công nghệ trước khi áp dụng trên thực tế cũng như để hỗ trợ cho quá trình này thì phải đề ra được phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; trong trường hợp đối với khai thác khoáng sản độc hại thì phải nhận được sự chấp thuận từ Thủ tướng Chính phủ. Sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ sẽ được lập thành văn bản;
+ Bên cạnh đó, cần phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bạn cam kết bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Nguồn vốn của chủ sở hữu cũng là một trong những nội dung quan trọng để xem xét có đủ điều kiện để tổ chức cá nhân được các giấy phép khai thác khoáng sản hay không Theo đó và có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản; Theo quy định tại khoản 2 của Điều 51 Luật Khoáng sản thì hộ kinh doanh khi được phép khai thác khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường hoặc tiến hành khai thác, tiêu thụ khoáng sản phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện đã được Chính phủ quy định.
– Tổ chức thực hiện hành nghề thăm dò khoáng sản cũng phải đảm bảo các điều kiện đã được ghi nhận tại Điều 35 của Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-VPQH 2018 Luật Khoáng sản, theo đó cần phải đảm bảo các nội dung sau đây:
+ Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản trên thực tế phải trải qua quá trình thành lập theo đúng quy định của pháp luật;
+ Để hỗ trợ cho quá trình thực hiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì người phụ trách kỹ thuật phải đảm bảo những yếu tố về trình độ học vấn như: tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất, thăm dò; đã công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất thời gian là 5 năm; Bên cạnh đó cá nhân này cũng phải là người hiểu biết, nắm vững được các tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật về thăm dò khoáng sản;
+ Những yêu cầu liên quan đến các đội ngũ công nhân kỹ thuật chuyên ngành địa chất, thăm dò hoặc địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan cũng phải đảm bảo được đúng quy định;
Với các nội dung phân tích nêu trên cá nhân, tổ chức khi tiến hành thăm dò khai thác cát, sỏi lòng sông phải đủ điều kiện được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì mới được thực hiện trên thực tế. Hành vi cố tình thăm dò khai thác cát dạo dòng sông mà không đủ điều kiện được cấp phép sẽ bị xử phạt theo mức độ hành vi vi phạm.
2. Giấy phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông gồm các nội dung gì?
Giấy phép khai thác các loại dòng sông là văn bản pháp lý để các tổ chức, cá nhân hợp pháp hóa được hành động của mình khi tiến hành khai thác cát, sỏi lòng sông. Hiện nay, việc cấp giấy phép khai thác cát sỏi lòng sông phải ghi nhận các nội dung theo đúng quy định. Theo Điều 9 Nghị định 23/2020/NĐ-CP thì ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật khoáng sản thì giấy phép khai thác cát sỏi lòng trong phải quy định thêm các nội dung như sau:
+ Thứ nhất cần ghi nhận rõ được thời gian để các tổ chức cá nhân tiến hành khai thác trong ngày. Thời gian được cấp phép đô la từ 7:00 sáng đến 5:00 chiều và sẽ không được tiến hành khai thác ban đêm tránh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân cũng như quy định về thời gian khai thác trong năm;
+ Bên cạnh đó áp lực cũng quy định về trách nhiệm của tổ chức cá nhân khi được phép tiến hành khai thác:
+ Cần có các nội dung ghi nhận rõ ranh giới khu vực khai thác cũng như cả mốc các điểm khép góc khu vực khai thác cát, sỏi lòng sông;
+ Những thông tin liên quan đến tên loại phương tiện, thiết bị sẽ được sử dụng để tiến triển khai thác vận chuyển cát, sỏi và các yêu cầu về đăng ký theo quy định của pháp luật giao thông đường thủy nội địa, pháp luật liên quan cũng phải được ghi nhận; giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông được cấp cho cá nhân, tổ chức cũng phải ghi nhận các thông tin về việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và lưu trữ dữ liệu; Bên cạnh đó, các thông tin về vị trí, hành trình di chuyển của phương tiện thiết bị sử dụng để khai thác vận chuyển các sỏi cũng phải ghi nhận đầy đủ;
– Những nội dung thể hiện yêu cầu trong việc ký hợp đồng vận chuyển với các chủ phương tiện đủ điều kiện vận chuyển theo quy định của pháp luật trong trường hợp tổ chức cá nhân khai thác nhưng không trực tiếp vận chuyển các sở sau khai thác;
– Việc công khai thông tin giấy phép khai thác dự án khai thác cát sỏi lòng sông cũng phải được thể hiện một cách đầy đủ. Theo đó, yêu cầu việc lắp đặt bảng thông báo tại bờ sông thuộc phạm vi khu vực khai thác sẽ được diễn ra trên thực tế với các nội dung như thể hiện nội dung tọa độ, diện tích, sơ đồ, phạm vi khu vực khai thác, thời gian tiến hành khai thác theo phương tiện thiết bị sử dụng, được sử dụng để khai thác cát sỏi;
+ Tổ chức, cá nhân khi tiến hành khai thác cát, sỏi lòng sông cũng phải đảm bảo các yếu tố về phòng chống thiên tai theo đúng quy định pháp luật.
3. Quy định mức xử phạt đối với hành vi khác thác cát, sỏi lòng sông trái phép:
Để đảm bảo được sự cân bằng trong quá trình thực hiện khai thác khoáng sản cụ thể đó là cát và sỏi lòng sông, suối, hồ thì pháp luật đã đề ra những nguyên tắc và những điều kiện nhất định để tiến hành khai thác trên thực tế Nếu cá nhân, tổ chức nào cố tình có hành vi vi phạm thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt hành chính đối với hành vi này. Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Nghị định 36/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP đối với hành vi khai thác cát trái phép lòng sông, suối, hồ, cửa sông; cát sỏi ở vùng đất nội địa ven biển mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt với các mức như sau:
+ Mức xử phạt hành chính sẽ áp dụng từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng nếu trong trường hợp tổng khối lượng khoáng sản cá nhân khai thác khoáng sản tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm dưới 10 m3;
+ Cơ quan có thẩm quyền xét thấy nếu tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm mà từ 10 m3 đến dưới 20 m3 thì mức phạt sẽ tăng lên từ 30 triệu đến 50 triệu đồng;
+ Mức phạt tiền sẽ từ 50 triệu đồng đến 80 triệu đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm đó là 20 m3 đến dưới 30 m3;
+ Nếu nhận thấy rằng hành vi vi phạm tự ý khai thác cát, sỏi lòng sông với tổng khối lượng khoáng sản lên đến 30 mét khối để dưới 40 m3 thì mức xử phạt lên tới 80 triệu đến 100 triệu đồng;
+ Mức phạt từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng sẽ được áp dụng nếu tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác trái phép tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;
+ Và mức xử phạt hành chính là 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng là mức phạt cao nhất với hành vi vi phạm này. Theo đó, nếu cá nhân có hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông với tổng khối lượng thực hiện trái với quy định là từ 50 m3 trở lên.
Cũng theo quy định của Nghị định này thì mức phạt tiền nêu trên sẽ được áp dụng đối với cá nhân còn trong trường hợp hộ kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền sẽ áp dụng tương tự đối với mức phạt của cá nhân. Còn đối với tổ chức bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp sẽ áp dụng mức phạt là gấp hai lần đối với cá nhân.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-VPQH 2018 Luật Khoáng sản;
– Nghị định số 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông;
– Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.