Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông được xem là loại văn bản cho phép các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông. Dưới đây là quy định của pháp luật về điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật viễn thông năm 2018 có đưa ra khái niệm cụ thể về dịch vụ viễn thông. Theo đó, dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai người sử dụng dịch vụ viễn thông hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, trong đó bao gồm dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Văn bản hợp nhất Luật viễn thông năm 2018 có đưa ra khái niệm về kinh doanh dịch vụ viễn thông. Kinh doanh dịch vụ viễn thông có thể hiểu là hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông hoặc thiết lập, cài đặt mạng viễn thông cho khách hàng trên thực tế. Kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, trong đó bao gồm kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hóa viễn thông. Trong đó, doanh nghiệp viễn thông được xác định là các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông trên thực tế phù hợp với quy định của pháp luật. Doanh nghiệp viễn thông bao gồm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
Trong thời đại hiện nay, giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đang ngày càng có vai trò vô cùng quan trọng. Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông được xem là loại giấy tờ, văn bản cho phép các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông trên thực tế. Khi được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, các doanh nghiệp đó mới được phép tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông. Mọi hành vi kinh doanh dịch vụ viễn thông khi chưa được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Văn bản hợp nhất luật viễn thông năm 2018, giấy phép kinh doanh viễn thông bao gồm nhiều loại khác nhau, trong đó bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông. Riêng đối với giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm các loại giấy phép như sau:
– Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, giấy phép này có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng;
– Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, giấy phép này có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng.
Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông. Theo đó, không phải doanh nghiệp nào cũng được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông. Khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nhất định thì mới được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông trên thực tế. Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Văn bản hợp nhất luật viễn thông năm 2018 có quy định về các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông. Cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cơ bản sau đây:
+ Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông trên thực tế;
+ Có đầy đủ khả năng về tài chính, có tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực phù hợp với quy mô dự án trong quá trình kinh doanh dịch vụ viễn thông;
+ Có phương án kĩ thuật đầy đủ, có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, phù hợp với các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối và giá cước, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, phù hợp với chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;
+ Có biện pháp đảm bảo an toàn đối với cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh viễn thông trong quá trình kinh doanh dịch vụ viễn thông.
– Doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo như phân tích nêu trên;
+ Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư phù hợp với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Chính phủ.
Bên cạnh đó, trong quá trình cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, cũng cần phải được thực hiện theo các nguyên tắc phù hợp với quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Văn bản hợp nhất luật viễn thông năm 2018, nguyên tắc cấp giấy phép viên thông nói chung và cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông nói riêng được quy định cụ thể như sau:
– Phải phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Cần phải ưu tiên cấp giấy phép viễn thông cho các dự án có khả năng phát triển nhanh trên thực tế, có cam kết cung cấp dịch vụ viễn thông lâu dài cho đông đảo người sử dụng dịch vụ viễn thông trên thực tế, dự án cung cấp dịch vụ viễn thông đến vùng sâu vùng xa, đến vùng biên giới hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp việc cấp giấy phép viễn thông có liên quan đến quá trình sử dụng tài nguyên viễn thông thì chỉ được xem xét và cấp giấy phép nếu việc phân bổ tài nguyên viễn thông được xem là khả thi, theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên viễn thông;
– Tổ chức được cấp giấy phép viễn thông sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thành phần hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép, về việc triển khai thực hiện các quy định trong giấy phép và cam kết với cơ quan cấp phép;
– Tổ chức được cấp giấy phép viễn thông sẽ phải có nghĩa vụ đóng phí về quyền hoạt động viễn thông, lệ phí cấp giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Những trường hợp nào được miễn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Văn bản hợp nhất luật viễn thông năm 2018 có quy định về các trường hợp được miễn giấy phép viễn thông. Theo đó, tổ chức và cá nhân hoạt động viễn thông sẽ được miễn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông trong một số trường hợp cơ bản sau đây:
– Kinh doanh các loại hàng hóa viễn thông trên thực tế;
– Cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý dịch vụ viễn thông;
– Thuê đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông theo quy định của pháp luật;
– Lắp đặt mạng viễn thông dùng riêng, ngoại trừ những trường hợp được quy định tại khoản 5 Điều 24 của Văn bản hợp nhất luật viễn thông năm 2018.
3. Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Văn bản hợp nhất luật viễn thông năm 2018 có quy định về vấn đề thu hồi giấy phép viễn thông. Theo đó, tổ chức sẽ bị thu hồi giấy phép viễn thông nếu thuộc một trong những trường hợp cơ bản sau đây:
– Thuộc những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 của Văn bản hợp nhất Luật viễn thông năm 2018;
– Có hành vi gian dối, có hành vi cung cấp các thông tin giả mạo để được cấp giấy phép viễn thông trái quy định của pháp luật;
– Hoạt động không phù hợp với các nội dung được quy định trong giấy phép viễn thông được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gây ra hậu quả nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội;
– Triển khai trên thực tế các nội dung được quy định cụ thể trong sự phát triển không được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau thời hạn 02 năm phải được tính kể từ ngày cấp giấy phép;
– Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông khi ngừng cung cấp các dịch vụ viễn thông theo giấy phép viễn thông được cấp trong khoảng thời hạn 01 năm liên tục.
Tổ chức bị thu hồi giấy phép viễn thông thuộc một trong những trường hợp nêu trên sau khoảng thời hạn 01 năm được tính kể từ ngày bị thu hồi giấy phép sẽ có quyền đề nghị cấp giấy phép viễn thông, nếu đã khắc phục những hậu quả đã gây ra và đáp ứng đầy đủ điều kiện để được cấp lại giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2018 Luật Viễn thông;
– Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
– Nghị định 49/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Điều 30 của