Hiện nay khi đời sống ngày càng phát triển, con người luôn luôn quan tâm đến ý thức và quan tâm đến sức khỏe của mình. Vì vậy số lượng các phòng khám đa khoa thành lập ngày càng nhiều. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì điều kiện cấp giấy phép hoạt động của phòng khám đa khoa được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa:
Trước hết, phòng khám đa khoa là một hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật. Khác với phòng khám chuyên khoa thì phòng khám đa khoa có trách nhiệm hoạt động khám chữa bệnh với số lượng từ hai khoa trở lên, trong khi đó, phòng khám chuyên khoa chỉ có phạm vi khám chữa bệnh trong một khoản nhất định, ví dụ như khoa nội, khoa ngoại, khoa nhi. Tuy nhiên, để được cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa thì cần phải đáp ứng được các điều kiện chung và điều kiện riêng.
Căn cứ theo quy định tại Chương III của
- Về cơ sở vật chất, cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau: Cần phải có địa điểm cố định, ngoại trừ trường hợp tổ chức khám chữa bệnh lưu động, cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về an toàn bức xạ, đáp ứng điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật, đồng thời cần phải bố trí đầy đủ khu vực tiệt trùng để xử lý các loại dụng cụ trang thiết bị y tế sử dụng lại, ngoại trừ trường hợp không có dụng cụ bắt buộc phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với các cơ sở y tế khác để áp dụng biện pháp tiệt trùng dụng cụ trang thiết bị y tế;
- Về trang thiết bị y tế, cần phải đáp ứng được điều kiện như sau: Cần phải có đầy đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của từng cơ sở khám chữa bệnh, riêng đối với cơ sở khám chữa bệnh tư nhân thì ít nhất cần phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa, đối với phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc các phòng khám hoạt động dưới mô hình tư vấn sức khỏe thông qua các phương tiện công nghệ thông tin, thông qua phương tiện công nghệ viễn thông thì bắt buộc phải có trang thiết bị y tế đầy đủ, đồng thời cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về phương tiện công nghệ thông tin, phương tiện viễn thông và các thiết bị phù hợp phục vụ cho phạm vi hoạt động đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;
- Về nhân lực, mỗi cơ sở khám chữa bệnh cần phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kĩ thuật, người chịu trách nhiệm chuyên môn kĩ thuật cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau: Đó là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh, trong trường hợp cơ sở khám chữa bệnh bao gồm nhiều khoa khác nhau thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kĩ thuật trong cơ sở khám chữa bệnh đó bắt buộc phải có phạm vi hoạt động phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa lâm sàng mà cơ sở khám chữa bệnh đã thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 25 của
- Về quy mô của phòng khám đa khoa: Cần phải có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, khoa nhi, khoa sản, khoa ngoại, đồng thời cần phải có bộ phận cận lâm sàng để tiến hành thủ tục xét nghiệm và chuẩn đoán hình ảnh cho bệnh nhân;
- Về cơ sở vật chất kĩ thuật, cần phải có phòng cấp cứu, phòng nghỉ dưỡng cho người bệnh, phòng khám chuyên khoa, phòng tiểu phẫu cho người bệnh để thực hiện các loại hình tiểu phẫu khác nhau. Phòng khám trong cơ sở khám chữa bệnh đa khoa cần phải đáp ứng đầy đủ diện tích để thực hiện thủ thuật, kĩ thuật chuyên môn trong quá trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân;
- Về trang thiết bị y tế, cần phải có hộp thuốc chống sốc, đáp ứng đầy đủ các loại thuốc để cấp cứu chuyển qua cho bệnh nhân;
- Về nhân sự, số lượng bác sĩ công tác và làm việc khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa cần phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sĩ hành nghề khám chữa bệnh trong phòng khám đa khoa đó. Người phụ trách các phòng khám chuyên khoa và phụ trách bộ phận cận lâm sàng tiến hành thủ tục xét nghiệm chuẩn đoán hình ảnh cho bệnh nhân bắt buộc phải là người làm việc hữu cơ tại phòng khám đa khoa.
Theo đó thì có thể nói, để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa thì phòng khám đa khoa cần phải đáp ứng được các điều kiện chung và điều kiện riêng nêu trên.
2. Trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 của Luật khám chữa bệnh năm 2023 có quy định về vấn đề thu hồi/đình chỉ giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh. Theo đó, giấy phép hoạt động sẽ bị thu hồi khi thuộc một trong những trường hợp cơ bản sau đây:
- Giấy phép hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh được cấp không đúng thẩm quyền, trái thẩm quyền;
- Cơ sở khám chữa bệnh không đáp ứng đầy đủ điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Luật khám chữa bệnh năm 2023;
- Sau khoảng thời gian 12 tháng được tính bắt đầu kể từ ngày cơ sở khám chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động, tuy nhiên cơ sở khám chữa bệnh nó không hoạt động trên thực tế;
- Cơ sở khám chữa bệnh đã tạm dừng hoạt động trong khoảng thời gian 12 tháng liên tục hoặc cơ sở khám chữa bệnh đó đã chấm dứt hoạt động trên thực tế.
Đồng thời, khi phát hiện mộttrong những trường hợp nêu trên, Bộ y tế hoặc Bộ quốc phòng cần phải ra quyết định thu hồi đối với giấy phép hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật. Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 45 của Luật khám chữa bệnh năm 2023 có quy định về thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi đối với giấy phép hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh. Theo đó:
- Bộ trưởng Bộ y tế là chủ thể có thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi đối với giấy phép hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ y tế, bệnh viện tư nhân hoặc thuộc các bộ/ban ngành khác, đồng thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở y tế đặt trụ sở trong khoảng thời gian không vượt quá 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày cấp giấy phép, điều chỉnh giấy phép hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh;
- Giám đốc Sở y tế là chủ thể có thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi đối với giấy phép hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn do mình quản lý, đồng thời cần phải thực hiện nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh nơi cơ sở khám chữa bệnh đó đặt trụ sở trong khoảng thời gian 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày cấp giấy phép, điều chỉnh giấy phép hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh;
- Bộ trưởng Bộ quốc phòng là chủ thể có thẩm quyền quy định cụ thể về vấn đề cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi đối với giấy phép hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
Theo đó thì có thể nói, giấy phép hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh sẽ bị thu hồi khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên. Đồng thời, bộ trưởng Bộ y tế, bộ trưởng Bộ quốc phòng và giám đốc Sở y tế là các chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đối với giấy phép hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh khi thuộc một trong những trường hợp bị thu hồi theo quy định của pháp luật.
3. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 của Luật khám chữa bệnh năm 2023 có quy định về các hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh. Theo đó, các hình thức tổ chức của các cơ sở khám chữa bệnh sẽ bao gồm các hình thức như sau:
- Bệnh viện;
- Phòng khám đa khoa;
- Cơ sở giám định y khoa;
- Phòng khám y học cổ truyền;
- Nhà hộ sinh;
- Phòng khám chuyên khoa, bác sĩ gia đình;
- Cơ sở chuẩn đoán bệnh;
- Cơ sở dịch vụ y tế.
Theo đó thì có thể nói, cơ sở khám chữa bệnh cũng được xem là một cơ sở cố định, hoặc cơ sở lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh trên thực tế. Đồng thời, phòng khám đa khoa cũng là một trong những hình thức tổ chức của các cơ sở khám chữa bệnh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật khám bệnh chữa bệnh 2023;
– Nghị định 109/2016/NĐ-CP về cấp chứng chỉ hành nghề y;
– Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc quản lý của Bộ Y tế;
– Quyết định 2855/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực Khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
THAM KHẢO THÊM: