Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ tiêm, thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp.
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ tiêm, thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp.
Tóm tắt câu hỏi:
Em là cử nhân điều dưỡng cao đẳng. Và đã có chứng chỉ hành nghề. Em muốn hỏi là bằng của em có được phép mở dịch vụ y tế tư nhân như thay băng, chích thuốc, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, test đường huyết không ạ. Và nếu được thì thủ tục và cơ sở vật chất cần những gì ạ. Em xin chân thành cảm ơn! ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật khám chữa bệnh 2009;
– Thông tư 41/2011/TT-BYT.
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 43, Luật khám chữa bệnh 2009:
“Điều 43. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
b) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.
2. Trường hợp đăng ký thành lập phóng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ gia đình thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết điều kiện cấp giấy phép hoạt động quy định tại Điều này đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền quản lý.”
Và căn cứ Điều 31, Thông tư
“Điều 31. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp
1. Cơ sở vật chất:
a) Địa điểm cố định, xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
b) Buồng tiêm chích, thay băng phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
c) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
2. Thiết bị y tế:
a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đã đăng ký;
b) Có hộp thuốc chống choáng.
3. Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề;
– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh về tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp ít nhất là 45 tháng.
b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật quy định tại Điểm a Khoản này, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Thực hiện việc tiêm (chích), thay băng theo đơn của bác sỹ;
b) Thực hiện việc đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp;
c) Không truyền dịch; không khám bệnh, chữa bệnh và kê đơn thuốc.”
Như vậy, với trình độ của bạn thì được phép mở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp. Và bạn cần thực hiện các hồ sơ thủ tục như sau:
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ:
Đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam: Chuẩn bị hồ sơ và nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Sở Y tế .
Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài: Chuẩn bị hồ sơ và nộp trực tiếp tại Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế Điểm c Khoản 1 Điều 26 Luật khám chữa bệnh 2009, Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư 41/2011/TT-BYT.
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: người nộp hồ sơ được hướng dẫn để tiếp tục bổ sung hồ sơ;
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: người nộp hồ sơ nhận Phiếu tiếp nhận hồ sơ, ra biên lai thu phí cho tổ chức, cá nhân đã yêu cầu.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Bước 3: Người nộp hồ sơ nhận kết quả là Chứng chỉ hành nghề do Sở Y tế cấp (trường hợp tổ chức, cá nhân là người Việt Nam);
Trường hợp không cấp Chứng chỉ hành nghề phải có thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết.
Hồ sơ cần chuẩn bị, bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề (theo mẫu 01) quy định tại Phụ lục 01 Thông tư 41/2011/TT-BYT: 01 bản chính;
– Văn bằng hoặc Giấy chứng nhân trình độ chuyên môn do Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội cấp: 01 bản sao có công chứng;
– Giấy xác nhận quá trình thực hành: 01 bản chính;
– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường hoặc xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác: 01 bản chính;
– Phiếu lý lịch tư pháp (không bắt buộc);
– Các giấy tờ khác:
+ Hộ khẩu thường trú: 01 bản sao có công chứng;
+ Chứng minh thư nhân dân: 01 bản sao có công chứng;