Chứng chỉ hành nghề thú y là loại giấy tờ, văn bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ điều kiện hành nghề thú y căn cứ theo quy định tại Điều 108 của Văn bản hợp nhất Luật thú y năm 2017 và Điều 21 của Nghị định 35/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 80/2022/NĐ-CP).
Mục lục bài viết
1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thú y mới nhất:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do hội nghề nghiệp cấp cho các chủ thể đáp ứng đầy đủ điều kiện, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để hoạt động trong một ngành nghề nhất định nào đó, trong đó có ngành nghề thú y. Đối với ngành nghề thú y, để được cấp chứng chỉ hành nghề thú y, các tổ chức và cá nhân cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nhất định. Các điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề thú y hiện nay đang được quy định tại Văn bản hợp nhất Luật thú y năm 2017 và Nghị định 35/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y.
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 108 của Văn bản hợp nhất Luật thú y năm 2017 có quy định về điều kiện hành nghề thú y. Theo đó, các điều kiện hành nghề thú y đối với các tổ chức và cá nhân được quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với cá nhân hành nghề thú y cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Có chứng chỉ hành nghề thú y phù hợp với từng loại hình hành nghề nhất định;
– Có đạo đức nghề nghiệp;
– Có đầy đủ sức khỏe để hành nghề.
Thứ hai, đối với tổ chức hành nghề thú y thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
– Có cá nhân đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên;
– Có các cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 35/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y, có quy định về điều kiện hành nghề thú y. Theo đó, các tổ chức và cá nhân hành nghề thú y cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 108 của Văn bản hợp nhất luật thú y năm 2017 theo như phân tích nêu trên, và phải đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn. Cụ thể như sau:
– Người hành nghề chuẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật đối với các loài động vật, các đối tượng hành nghề tư vấn hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y tối thiểu phải có bằng cấp chuyên ngành, bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chuyên ngành chăn nuôi thú y hoặc trung cấp chuyên ngành nuôi trồng thủy hải sản, bệnh học thủy sản đối với ngành thú y thuỷ sản. Người hành nghề tiêm phòng cho các loài động vật có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền từ cấp tỉnh/thành phố trở nên cung cấp;
– Người phụ trách kĩ thuật tại các cơ sở phẫu thuật động vật, khám chữa bệnh động vật, chuẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật sẽ cần phải đáp ứng điều kiện về chuyên môn, tức là cần phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc người chồng thì sản, bệnh học thủy sản đối với các ngành nghề thú y thủy sản;
– Người buôn bán các loại thuốc thú y chắc cần phải đáp ứng được điều kiện về bằng cấp, tức là cần phải có bằng trung cấp trở lên chuyên ngành thú y, chuyên ngành chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với các ngành nghề thú y thủy sản;
– Đối với người phụ trách kĩ thuật của các cơ sở khảo nghiệm, các cơ sở xuất nhập khẩu thuốc thú y thì cũng cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, các cơ sở cảm nghiệm, xuất nhập khẩu thuốc thú y cho động vật trên cạn thì cần phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chuyên ngành chăn nuôi thú y, dược sĩ và cử nhân hóa học, cử nhân hóa dược, cử nhân sinh học. Bên cạnh đó, đối với các cơ sở công nghiệp, xuất nhập khẩu thuốc dùng trong thú y cho các loại động vật thủy sản thì cần phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, chuyên ngành bệnh học thủy sản, dược sĩ và cử nhân hóa học, cử nhân hóa dược, cử nhân sinh học;
– Người phụ trách kĩ thuật của cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y cũng cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Đối với các cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc được xác định là dược phẩm dùng trong thú y cho động vật trên cạn thì cần phải có bằng đại học chuyên ngành thú y, dược sĩ, hóa dược. Đối với các cơ sở sản xuất thuốc thú y dùng cho các loại động vật thủy sản thì cần phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, dược sĩ và hóa dược. Đối với các cơ sở sản xuất và kiểm nghiệm thuốc được xác định là vac-xin, chế phẩm sinh học, hóa chất, vi sinh vật dùng cho động vật trên cạn thì cần phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y, dược sĩ, cử nhân hóa dược, cử nhân sinh học. Đối với các cơ sở sản xuất và kiểm nghiệm thuốc là vac-xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hóa chất dùng cho động vật thủy sản thì cần phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, dược sĩ, cử nhân hóa dược, cử nhân hóa học.
Như vậy có thể nói, các chủ thể khi muốn được cấp chứng chỉ hành nghề thú y thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên.
2. Hồ sơ đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề thú y:
Căn cứ theo quy định tại Điều 109 của Văn bản hợp nhất Luật thú y năm 2017 có quy định về việc cấp và gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y. Cụ thể như sau:
– Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thú y được quy định cụ thể như sau:
+ Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thú y đối với các quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 107 của Văn bản hợp nhất luật thú y năm 2017;
+ Cục thú y là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thú y đối với quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 107 của văn bản hợp nhất luật thú y năm 2017.
– Thành phần hồ sơ tiến hành hoạt động đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề thú y sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản như sau:
+ Đơn đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề thú y theo mẫu do pháp luật quy định;
+ Văn bản và chứng chỉ chuyên môn đáp ứng yêu cầu, phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y nhất định;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp bởi các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền;
+ Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các loại giấy tờ tùy thân khác. Đối với người nước ngoài thì cần phải kèm theo lý lịch tư pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Như vậy có thể nói, trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề thú y, cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản nêu trên.
3. Nội dung của chứng chỉ hành nghề thú y:
Việc sử dụng chứng chỉ hành nghề được quy định tại Điều 22 của Nghị định 35/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y (sửa đổi tại Nghị định 80/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y), cụ thể như sau:
– Chứng chỉ hành nghề thú y được cấp cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng được đầy đủ các điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật;
– Nội dung của chứng chỉ hành nghề thú y sẽ bao gồm:
+ Họ và tên, ngày tháng năm sinh của người hành nghề thú y;
+ Địa chỉ cư trú;
+ Bằng cấp chuyên môn của người hành nghề;
+ Loại hình hành nghề;
+ Địa điểm hành nghề.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2017 Luật Thú y;
– Nghị định 35/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;
– Nghị định 80/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y.