Phòng cháy chữa cháy được xem là một trong những việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi cá nhân, đặc biệt là trong thời điểm dễ xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ như hiện nay. Vậy pháp luật hiện nay quy định về điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đối với hộ gia đình và nhà ở như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện an toàn về PCCC đối với hộ gia đình, nhà ở:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Văn bản hợp nhất Luật phòng cháy chữa cháy năm 2013 có quy định về phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở và khu dân cư. Theo đó:
– Nhà ở bắt buộc phải bố trí hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng sao cho đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật, các chất dễ cháy nổ bắt buộc phải để xa nguồn điện/nguồn nhiệt, chuẩn bị đầy đủ điều kiện và phương tiện để phục vụ cho hoạt động phòng cháy chữa cháy;
– Thôn, làng, buôn, sóc, bản, tổ dân phố cần phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy, nội quy trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy của địa phương, về vấn đề sử dụng điện và sử dụng lửa, các chất dễ cháy nổ trong quá trình sinh hoạt bình thường, căn cứ vào điều kiện cụ thể để có giải pháp và phương án ngăn ngừa phòng cháy chữa cháy, có phương án và lực lượng, phương tiện và đường giao thông thuận lợi, có hệ thống nguồn nước phục vụ cho hoạt động phòng cháy chữa cháy.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy, có quy định về điều kiện an toàn trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy đối với hộ gia đình và nhà ở. Theo đó, hộ gia đình và nhà ở cần phải đáp ứng điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy như sau:
– Hộ gia đình bắt buộc phải đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Văn bản hợp nhất luật phòng cháy chữa cháy năm 2013. Theo đó, hộ gia đình và nhà ở bắt buộc phải bố trí hệ thống điện, hệ thống bếp nấu, nơi thờ cúng sao cho đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, các chất dễ cháy nổ cần phải để xa nguồn điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chuẩn bị đầy đủ điều kiện và phương tiện để sẵn sàng phục vụ cho hoạt động phòng cháy chữa cháy;
– Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất kinh doanh bắt buộc phải đáp ứng điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy như sau:
+ Nhà ở cần phải bố trí hệ thống điện, hệ thống bếp nấu, nơi thờ cúng sao cho đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, các chất dễ cháy nổ bắt buộc phải để xa nguồn lửa/nguồn nhiệt, chuẩn bị đầy đủ điều kiện và phương tiện để sẵn sàng phục vụ cho hoạt động phòng cháy chữa cháy;
+ Cần phải có nội qui cụ thể về phòng cháy chữa cháy, quá trình sử dụng điện, quá trình sử dụng lửa trong quá trình sinh hoạt và sản xuất, các chất dễ cháy nổ sao cho phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kĩ thuật về an toàn phòng cháy chữa cháy và theo quy định cụ thể của Bộ công an;
+ Cần phải có giải pháp thoát nạn, ngăn ngừa tình trạng lây lan cháy trên diện rộng, có khả năng ngăn khói giữa các khu vực sinh sống trong khu sản xuất kinh doanh để tránh gây ra thiệt hại về tài sản và tính mạng, sức khỏe con người.
– Điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy bắt buộc phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động;
– Hộ gia đình đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bắt buộc phải đảm bảo đầy đủ điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy.
2. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư:
Bên cạnh điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với hộ gia đình và nhà ở, pháp luật còn quy định về điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đối với khu dân cư. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy, có quy định về điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đối với khu dân cư như sau:
– Khu dân cư được xác định là nơi sinh sống của hộ gia đình, cá nhân được bố trí trên phạm vi làng, bản, thôn, sóc, tổ dân phố và các đơn vị dân cư tương đương. Một thôn theo quy định của pháp luật sẽ được xác định là một khu dân cư, khu dân cư đó thuộc phạm vi quản lý về phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật;
– Khu dân cư bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy như sau:
+ Cần phải có nội qui cụ thể về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, về quá trình sử dụng điện, quá trình sử dụng lửa, quá trình sử dụng các chất dễ cháy nổ sao cho phù hợp với quy chuẩn/tiêu chuẩn kĩ thuật trong lĩnh vực an toàn phòng cháy chữa cháy và thực hiện theo quy định của Bộ công an;
+ Cần phải có hệ thống giao thông, có nguồn nước phục vụ cho hoạt động phòng cháy chữa cháy, đưa ra giải pháp phù hợp để phòng chống cháy lan trên diện rộng ra các hộ xung quanh gây thiệt hại về tính mạng và tài sản, phương tiện phòng cháy chữa cháy đảm bảo số lượng, đảm bảo chất lượng sao cho phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật về phòng cháy chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ công an;
+ Cần phải có phương án phòng cháy chữa cháy đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
+ Có lực lượng dân phòng được tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, sẵn sàng tổ chức phòng cháy chữa cháy, chuẩn bị phòng cháy chữa cháy tại chỗ đắp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định pháp luật.
– Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy sẽ phải được chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
3. Người chỉ huy về PCCC đối với hộ gia đình, nhà ở:
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy, có quy định về người chỉ huy phòng cháy chữa cháy. Theo đó, người chỉ huy chữa cháy bao gồm:
– Người chỉ huy chữa cháy trong lực lượng công an nhân dân được xác định là người giữ chức vụ cao nhất chỉ huy đơn vị cảnh sát phòng cháy chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra vụ cháy nổ;
– Trong trường hợp tại nơi xảy ra vụ cháy nổ, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy chưa đến kịp, tuy nhiên đám lửa đã lan ra từ các cơ sở này sang cơ sở khác, gây ra hiện tượng cháy lan từ cơ sở sang khu vực đông dân cư hoặc ngược lại, thì người chỉ huy lực lượng phòng cháy chữa cháy của cơ sở và khu dân cư bị cháy cần phải có trách nhiệm phối hợp trong quá trình chỉ huy chữa cháy;
– Trong trường hợp phương tiện giao thông cơ giới bị cháy trong địa phận của thôn, cơ sở, khu rừng … tuy nhiên lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy chưa đến kịp thời thì người chỉ huy chữa cháy phương tiện giao thông cơ giới bắt buộc phải phối hợp với người có trách nhiệm/nghĩa vụ chỉ huy chữa cháy tại cơ sở để chỉ huy chữa cháy;
– Khi người có chức vụ cao nhất của lực lượng Công an nhân dân đến nơi xảy ra vụ cháy thì người chỉ huy chữa cháy được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 37 của Văn bản hợp nhất Luật phòng cháy chữa cháy năm 2013 có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia vào ban chỉ huy chữa cháy, đồng thời chịu sự phân công của người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng công an nhân dân.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật phòng cháy chữa cháy;
– Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy;
– Nghị định 50/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy.
THAM KHẢO THÊM: