Điều khoản chuyển tiếp khi Luật mới ra đời. Có phải thay đổi cơ cấu tổ chức của HĐND khi luật mới có hiệu lực thay thế luật cũ không?
Điều khoản chuyển tiếp khi Luật mới ra đời. Có phải thay đổi cơ cấu tổ chức của HĐND khi luật mới có hiệu lực thay thế luật cũ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại tôi có một thắc mắc cần làm rõ từ bên phía Luật sư, tôi được biết bắt đầu từ ngày 01/01/2016 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11 hết hiệu lực và thay thế bằng văn bản mới, theo đó cơ cầu tổ chức cũng như nhiệm vụ quyền hạn có sự thay đổi thì có phải thay đổi khi nhiệm kỳ cũ vẫn đang được thực hiện? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Từ thời điểm từ ngày 01/01/2016 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 có hiệu lực áp dụng, theo quy định mới có nhiều sự thay đổi về cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. Nội dung bạn đang thắc mắc là nếu như Luật mới đã có hiệu lực thì các quy định trước đó đang thực hiện có phải thay đổi luôn không? Nếu xét trên phương diện pháp lý về nguyên tắc văn bản mới ra đời thay thế văn bản cũ sẽ không còn được áp dụng. Tuy nhiên, mỗi văn bản ban hành để phù hợp với thực tế thực hiện sẽ quy định về nội dung áp dụng pháp luật.
Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
“Điều 142. Điều khoản chuyển tiếp
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến khi bầu ra Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 – 2021, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tại các đơn vị hành chính tiếp tục giữ nguyên cơ cấu tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11…”
Như vậy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tại các đơn vị hành chính tiếp tục giữ nguyên cơ cấu tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11 cho đến thời điểm bầu ra Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ mới chứ không áp dụng luật mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 luôn.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn trong lĩnh xây dựng chính quyền địa phương
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện trong một số lĩnh vực
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện trong lĩnh vực thi hành pháp luật
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí