Trong quá trình tham gia giao thông, không ít người dù vô tình hoặc cố ý đã thực hiện hành vi vượt đèn đỏ và không chấp hành đầy đủ tín hiệu của đèn an toàn giao thông. Vậy hành vi điều khiển xe đạp vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều khiển xe đạp vượt đèn đỏ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe đạp vượt đèn đỏ. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với những đối tượng điều khiển các loại phương tiện nêu trên thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Điều khiển xe đạp hoặc điều khiển xe đạp máy buông cả hai tay trái quy định của pháp luật, có hành vi chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang lưu thông trên đường bộ, dùng chân điều khiển xe đạp hoặc điều khiển xe đạp máy;
– Không chấp hành đầy đủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển phương tiện giao thông hoặc những đối tượng được xác định là người kiểm soát giao thông đường bộ;
– Người đang điều khiển các phương tiện hoặc chở người ngồi trên phương tiện bám, có hành vi kéo hoặc đẩy các xe khác, có hành vi kéo hoặc đẩy các phương tiện khác, các vật khác, mang vác các vật công canh gây nguy hiểm cho các phương tiện khác trong quá trình lưu thông trên đường bộ, có hành vi điều khiển phương tiện kéo theo các phương tiện khác;
– Không nhường đường cho các loại phương tiện xin vượt khi có đầy đủ các điều kiện an toàn hoặc có hành vi gây rối cản trở quá trình lưu thông đối với phương tiện xe cơ giới xin vượt, cản trở đối với các loại xe được xác định là sẽ ưu tiên trong quá trình phát tín hiệu thực hiện nhiệm vụ;
– Không chấp hành đầy đủ hiệu lệnh của đèn tín hiệu an toàn giao thông.
Theo đó thì có thể nói, người có hành vi đi xe đạp vượt đèn đỏ có thể bị xử phạt với mức tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Điều khiển xe đạp vượt đèn đỏ có bị tạm giữ phương tiện không?
Theo khoản 5 Điều 8 của
Đồng thời, tại Điều 82 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:
Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP này:
– Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP;
– Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP;
– Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP;
– Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 4 Điều 8 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP;
– Khoản 9 Điều 11 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP;
– Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP;
– Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP;
– Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP;
– Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP;
– Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP;
– Điểm b khoản 5 Điều 33 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
Như vậy, lỗi vượt đền đỏ của xe đạp được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, và trường hợp điều khiển xe đạp khi tham gia giao thông mà có hành vi vượt đèn đỏ thì sẽ không bị tịch thu phương tiện. Tuy nhiên, nếu như người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần thì bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện. Như vậy, nếu xe đạp vượt đèn đỏ ngoài việc bị phạt tiền, có thể sẽ bị tịch thu xe đạp nếu người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi vượt đèn đỏ theo quy định tại khoản 5 Điều 8
3. Khi nào được xác định là lỗi vượt đèn đỏ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định như sau:
– Hệ thống báo hiệu đường bộ sẽ bao gồm nhiều hiệu lệnh khác nhau, bao gồm hiệu lệnh của người điều khiển phương tiện giao thông, đèn tín hiệu giao thông và biển báo hiệu, vạch kẻ đường và các cọc tiêu trên đường bộ, tưởng bảo vệ hoặc các loại rào chắn trên đường bộ;
– Hiệu lệnh của người điều khiển phương tiện giao thông được quy định cụ thể như sau:
+ Người điều khiển phương tiện giao thông giơ tay thẳng đứng để có thể báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
+ Người điều khiển phương tiện giao thông 02 tay hoặc 01 tay dang ngang để báo hiệu cho những người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước hoặc những người tham gia giao thông đường bộ ở phía sau phải dừng lại, người tham gia giao thông ở phía bên phải hoặc người tham gia giao thông ở phía bên trái của người điều khiển phương tiện giao thông sẽ được đi tiếp;
+ Người điều khiển phương tiện giao thông tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và người tham gia giao thông ở bên phải của người điều khiển phương tiện sẽ phải dừng lại, người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển phương tiện giao thông sẽ được phép rẽ phải, người tham gia giao thông ở phía bên trái của người điều khiển phương tiện giao thông xét được đi tất cả các hướng, còn người đi bộ qua đường rẽ phải đi sau lưng người điều khiển phương tiện giao thông.
– Tín hiệu đèn giao thông sẽ có 03 màu và được quy định cụ thể như sau:
+ Đèn xanh tức là tín hiệu được phép đi tiếp;
+ Đèn đỏ tức là tín hiệu bị cấm đi và phải dừng lại để nhường đường cho các phương tiện khác;
+ Đèn vàng tức là tín hiệu phải dừng lại trước vạch dừng, trong trường hợp đã đi qua vạch dừng thì phương tiện đó sẽ được đi tiếp, trong trường hợp tín hiệu đèn vàng nhấp nháy là được đi nhưng sẽ phải giảm tốc độ và chú ý quan sát cũng như nhường đường cho các phương tiện và người đi bộ qua đường.
– Cọc tiêu và tường bảo vệ được đặt ở các mép của đoạn đường dễ xảy ra nguy hiểm để có thể hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết về phạm vi an toàn của đường và hướng đi của đường đó;
– Rào chắn sẽ được đặt ở những nơi đoạn đường bị thắt hẹp, đặt ở những nơi được xác định là đầu cầu hoặc đầu cũng gật đầu đoạn đường cấm, hoặc sẽ được đặt ở đường cụt không có xe và người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần phải điều khiển các phương tiện kiểm soát sự đi lại;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định cụ thể về vấn đề báo hiệu đường bộ.
Như vậy có thể nói theo như phân tích nêu trên thì khi đèn giao thông chuyển sang màu đỏ tức là đang phát tín hiệu cấm đi. Nếu như gặp tín hiệu đèn giao thông màu đỏ mà các phương tiện trong đó có xe đạp vẫn tiếp tục di chuyển thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt với lỗi “không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông” theo như điều luật phân tích nêu trên, và được xem là lỗi vượt đèn đỏ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.