Hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh là một hoạt động quan trọng khi các chủ thể phát hiện ra thông tin sai sót hoặc không trùng khớp giữa Cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
- 1 1. Các trường hợp phải hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh:
- 2 2. Thủ tục hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh qua mạng:
- 3 3. Mẫu giấy đề nghị hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh hiện nay:
- 4 4. Quy định về hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp do chuyển đổi dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:
1. Các trường hợp phải hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh:
Hiện nay có thể thấy, pháp
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp (sau được sửa đổi bởi thông tư 02/2023/TT-BKHĐT sửa đổi hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp tại TT 01/2021/TT-BKHĐT), có ghi nhận một số trường hợp phải tiến hành hoạt động hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh, cụ thể như sau:
– Tiến hành hoạt động hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh khi các chủ thể là doanh nghiệp phát hiện ra một số nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có một số thông tin chưa chính xác so với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
– Tiến hành hoạt động hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng đăng ký kinh doanh phát hiện ra nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà mình đã cấp trước đó cho các chủ thể có nhu cầu chưa chính xác do với một số nội dung trên hồ sơ đăng ký kinh doanh;
– Tiến hành hoạt động hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh khi các chủ thể là doanh nghiệp phát hiện ra một số nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bị thiếu hoặc những thông tin này chưa chính xác do với bản giấy của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi chủ thể có thẩm quyền;
– Tiến hành hoạt động hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh khi chủ thể có thẩm quyền đó là Phòng đăng ký kinh doanh phát hiện ra một số thông tin đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không có hoặc không trùng khớp so với bản giấy của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Thủ tục hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh qua mạng:
Nhìn chung thì thủ tục có hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh của các chủ thể được thực hiện qua mạng sẽ phải trải qua một số giai đoạn cụ thể sau đây:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật, nhìn chung thì bộ hồ sơ để thực hiện thủ tục hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản như:
– Giấy đề nghị hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh do mẫu pháp luật quy định, hoặc giấy đề nghị hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp do chuyển đổi trong
– Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh theo mẫu do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành;
– Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bản sao của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, hoặc bản sao của giấy chứng nhận đầu tư hay còn gọi là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương, giấy phép thành lập và hoạt động của các chủ thể trên thực tế;
– Bản sao của các loại giấy tờ tùy thân như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân của người có yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp thực hiện thủ tục hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh qua mạng thì sẽ nộp hồ sơ tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh (áp dụng đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khi phải thực hiện thủ tục đăng ký qua mạng).
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi nhận đủ hồ sơ thì sẽ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Nếu như xét thấy hồ sơ hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh đầy đủ và hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ. Còn nếu như xét thấy hồ sơ hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp không đầy đủ và hợp lệ thì sẽ thông báo qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho các chủ thể có nhu cầu để các chủ thể này tiến hành hoạt động sửa đổi và bổ sung hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 4: Trả kết quả cho các chủ thể có yêu cầu hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính này là trong vòng 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Mẫu giấy đề nghị hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh hiện nay:
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … | …, ngày … tháng … năm … |
GIẤY ĐỀ NGHỊ
HIỆU ĐÍNH THÔNG TIN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): …
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: …
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế): …
Đề nghị hiệu đính nội dung thông tin như sau:
– Thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hiện nay là: …;
– Thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hiện nay là: …
Do vậy, đề nghị Quý Phòng hiệu đính thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đúng thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Doanh nghiệp cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Giấy đề nghị này.
Các giấy tờ gửi kèm: … | ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT (Ký, ghi họ tên) |
4. Quy định về hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp do chuyển đổi dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp (sau được sửa đổi bởi thông tư 02/2023/TT-BKHĐT sửa đổi hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp tại TT 01/2021/TT-BKHĐT), có ghi nhận về việc hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp do quá trình chuyển đổi dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động đăng ký doanh nghiệp, cụ thể được ghi nhận như sau:
Trường hợp doanh nghiệp phát hiện ra những nội dung sai sót trong thông tin đăng ký doanh nghiệp được thể hiện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động đăng ký doanh nghiệp, phát hiện ra các nội dung bị thiếu hoặc chưa chính xác so với bản giấy của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có điểm khác biệt so với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương thì sẽ thực hiện thủ tục đề nghị hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền đó là Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp đó. Kèm theo văn bản đề nghị hiệu đính thì sẽ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp bởi chủ thể có thẩm quyền. Trong thời hạn 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hiệu đính của doanh nghiệp thì chủ thể có thẩm quyền là Phòng đăng ký kinh doanh phải có trách nhiệm bổ sung và hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp Phòng đăng ký kinh doanh phát hiện ra những thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia không có hoặc không chính xác do với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do quá trình chuyển đổi dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia, thì trong thời hạn 03 ngày làm việc đầu tính kể từ ngày phát hiện, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cần phải bổ sung và hiệu đính nội dung thông tin đăng ký kinh doanh trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT sửa đổi hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp tại TT 01/2021/TT-BKHĐT.