Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được gọi là một hình thức hợp đồng hiện đại, được các quốc gia trên thế giới áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực đấu thầu nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư và các nhà thầu. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề điều chỉnh giá trong hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.
Mục lục bài viết
1. Điều chỉnh giá trong hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của
– Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được áp dụng đối với các gói thầu có thời hạn thực hiện lâu dài, có khả năng xuất hiện rủi ro biến động về giá đối với các loại chi phí đầu vào để sử dụng thực hiện hợp đồng, nếu áp dụng theo đơn giá cố định thì có khả năng dẫn đến những tác động tiêu cực cho việc thực hiện gói thầu. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh xác định đơn giá căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên quan trọng nhất là phải căn cứ vào các thỏa thuận của các bên trong hợp đồng đối với toàn bộ nội dung công việc cần phải thực hiện. Giá hợp đồng ban đầu sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở số lượng, khối lượng công việc cần thiết, chi phí dự phòng cho số lượng, khối lượng công việc có thể phát sinh thêm … Trong nội dung hợp đồng phải quy định phương pháp được sử dụng để tính khi xảy ra hiện tượng trượt giá và chi phí dự phòng sử dụng khắc phục hiện tượng trượt giá theo quy định của pháp luật;
– Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng các công việc được nghiệm thu trên thực tế và đơn giá quy định trong hợp đồng, hoặc đơn giá đã được điều chỉnh trong hợp đồng đơn giá điều chỉnh.
Theo đó, có thể nói, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là loại hợp đồng có đơn giá được điều chỉnh căn cứ vào nhiều thỏa thuận khác nhau trong hợp đồng. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được coi là loại hợp đồng dài hạn, trong đó đơn giá được xác định dựa trên cơ sở giá đã điều chỉnh do xuất hiện hiện tượng trượt giá, nhân với khối lượng công việc tương ứng với giá điều chỉnh trong hợp đồng. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được áp dụng khi các bên nhận thấy có các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến đơn giá trong quá trình thực hiện hợp đồng đó. Một số nguyên tắc cơ bản khi điều chỉnh giá trong hợp đồng theo nguyên tắc điều chỉnh được quy định tại Điều 38 của
– Việc điều chỉnh giá thực hiện hợp đồng sẽ chỉ được áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng đó;
– Trong trường hợp khối lượng công việc trên thực tế thực hiện tăng hoặc giảm lớn hơn 20% so với khối lượng công việc tương ứng được quy định trong hợp đồng, hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng, thì các bên tham gia hợp đồng sẽ thỏa thuận thống nhất với nhau xác định đơn giá mới theo nguyên tắc đã thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho các khối lượng này để thực hiện nghĩa vụ thanh toán;
– Trường hợp khối lượng trên thực tế thực hiện tăng hoặc giảm nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng được quy định trong hợp đồng thì sẽ áp dụng đơn giá được ghi trong hợp đồng, kể cả đơn giá đã được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng để có thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán;
– Việc điều chỉnh đơn giá hợp đồng cho những khối lượng công việc mà vào thời điểm các bên ký kết hợp đồng, bên giao thầu và bên nhận thầu có thỏa thuận với nhau về vấn đề điều chỉnh đơn giá sẽ được thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Bộ xây dựng.
Bên cạnh đó, phương pháp điều chỉnh được quy định cụ thể như sau:
– Việc áp dụng các phương pháp điều chỉnh giá trong hợp đồng cần phải phù hợp với tính chất công việc, loại hợp đồng, đồng tiền thanh toán và phải được các bên trong hợp đồng thỏa thuận bằng văn bản;
– Cơ sở dữ liệu đầu vào được sử dụng để tính toán điều chỉnh giá trong hợp đồng cũng cần phải phù hợp với các nội dung công việc trong hợp đồng đó. Trong hợp đồng cần phải quy định việc sử dụng các nguồn thông tin về giá hoặc nguồn thông tin về chỉ số giá của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có thể thực hiện hoạt động điều chỉnh giá. Quá trình điều chỉnh giá sẽ áp dụng theo công thức sau:
GTT = GHĐ x Pn. Trong đó:
+ “GTT” được xác định là giá thanh toán tương ứng với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu;
+ “GHĐ” được xác định là giá trong hợp đồng tương ứng với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu;
+ “Pn” được xác định là hệ số điều chỉnh (tăng hoặc giảm) được áp dụng cho thanh toán hợp đồng đối với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu trong khoảng thời gian “n”.
2. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh áp dụng cho gói thầu nào?
Hợp đồng theo giá điều chỉnh được áp dụng cho các gói thầu khi rơi vào các trường hợp được quy định tại Điều 15 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng (sau được sửa đổi tại Nghị định 50/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng), cụ thể như sau:
– Giá hợp đồng trọn gói được xác định là giá hợp đồng không có sự thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với các khối lượng, công việc thuộc phạm vi hợp đồng mà các bên đã ký kết trước đó, trừ trường hợp bất khả kháng;
– Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được xác định dựa trên cơ sở đơn giá cố định đối với các công việc, sau đó nhân với khối lượng công việc tương ứng. Đơn giá cố định được xem là đơn giá không có sự thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng;
– Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được xác định dựa trên cơ sở đơn giá đã được điều chỉnh do xuất hiện hiện tượng trượt giá, sao cho phù hợp với sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, sau đó tiếp tục nhận với khối lượng công việc tương ứng được điều chỉnh giá. Phương pháp điều chỉnh giá khi có hiện tượng trượt giá sẽ được thực hiện căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng (sau được sửa đổi tại Nghị định 50/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng);
– Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, giá hợp đồng theo đơn giá cố định sẽ được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm thực hiện thủ tục lựa chọn các nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng, đủ điều kiện để xác định rõ về đơn giá thực hiện cho các công việc theo đúng các yêu cầu của các bên trong hợp đồng xây dựng, tuy nhiên chưa xác định được chính xác khối lượng các công việc trên thực tế. Khi đó, đơn giá cho các công việc theo hợp đồng cần phải tính toán đầy đủ và xem xét nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có cả yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như: trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng …, mỗi bên sẽ phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro đó. Khi đó, giá gói thầu và giá hợp đồng các bên sẽ phải dự tính trước chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng.
Như vậy có thể nói, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được coi là một hình thức phổ biến và được các quốc gia trên thế giới áp dụng rộng rãi nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho các nhà thầu và cả các chủ đầu tư. Các nhà thầu thực hiện thì sẽ không bị thiệt thòi do các yếu tố biến động giá. Các chủ đầu tư thì sẽ được nhận lợi nhuận khi điều chỉnh đơn giá hợp đồng, từ đó tháo gỡ các “nút thắt” và tiến độ mà các hình thức hợp đồng khác thông thường sẽ bị vướng mắc, đó là trượt giá biến động dẫn tới hiện tượng các nhà thầu không làm đúng tiến độ hoặc kéo dài. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thực hiện dự án. Đối với những hợp đồng có thời gian ngắn, ít rủi ro biến động về đơn giá thì có thể không cần thiết thực hiện theo hình thức này.
3. Việc thanh toán hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Luật đấu thầu năm 2023 và Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng (sau được sửa đổi tại Nghị định 50/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng), có quy định về việc thanh toán hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. Theo đó, nguyên tắc thanh toán được thực hiện như sau:
– Giá trị thanh toán sẽ được tính bằng cách lấy đơn giá điều chỉnh ký trong hợp đồng đó nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà các nhà thầu đã thực hiện;
– Đối với công việc xây lắp, trường hợp khối lượng công việc thực tế mà các nhà thầu thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế được xác định là ít hơn so với khối lượng công việc được nêu trong hợp đồng, các nhà thầu sẽ chỉ được thanh toán đối với phần khối lượng thực tế mà các nhà thầu đó đã thực hiện. Trong trường hợp khối lượng công việc thực tế mà các nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế được xác định là nhiều hơn so với khối lượng công việc được nêu trong hợp đồng, thì các nhà thầu đó sẽ được thanh toán cho phần chênh lệch khối lượng công việc;
– Các chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm và có nghĩa vụ xác nhận vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành, làm cơ sở thanh toán cho nhà thầu.
Như vậy có thể nói, việc thanh toán hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đấu thầu năm 2023;
– Văn bản hợp nhất 2187/VBHN-BKHĐT năm 2021 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành hợp nhất Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;
– Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
– Nghị định 50/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.