Như chúng ta đã biết, việc hợp tác quốc tế là vấn đề được sự quan tâm vì những lợi ích của hợp tác quốc tế mang lại như, thúc đẩy phát triển kinh tế giữa các nước với nhau...Một trong số đó không thể không kể đến diễn đàn khu vực ASEAN mà Việt Nam là thành viên. Cùng tìm hiểu ARF là gì? Mục đích và vai trò của diễn đàn khu vực ASEAN.
Mục lục bài viết
1. ARF là gì?
1.1. Sự cần thiết của ARF:
Diễn đàn khu vực ASEAN được biết đến là một diễn đàn quan trọng nhất về hợp tác an ninh ở châu Á. với Diễn đàn này đã bổ sung vào các cơ chế liên minh song phương và đối thoại khác nhau hiện có ở châu Á, và củng cố thêm viễn cảnh hợp tác an ninh ở khu vực này. Đối với Diễn đàn ARF được xây dựng từ ý tưởng và để nhằm mục đích rút ra từ chính kinh nghiệm của ASEAN là một tiến trình đối thoại có thể tạo ra những biến chuyển tích cực trong quan hệ chính trị giữa các nước với nhau nhằm tạo ra quan hệ hữu nghị để giải quyết các công việc. Diễn đàn này tạo ra một cơ chế hoạt động giúp các thành viên có thể thảo luận về các vấn đề an ninh hiện có trong khu vực và tăng cường các biện pháp hợp tác nhằm thúc đẩy hoà bình và an ninh trong khu vực với nhau.
1.2. Mục tiêu của ARF:
Các mục tiêu của Diễn đàn khu vực ASEAN được quy định rõ trong tuyên bố của các nhà lãnh đạo ARF đầu tiên (1994), đó là:
+ Mục tiêu Tăng cường đối thoại hợp tác và hội đàm các vấn đề chính trị và an ninh của các nước có chung lợi ích và mối quan tâm; và
+ Mục tiêu quan trọng tiếp theo đó chính là sự Đóng góp đáng kể vào những nỗ lực nhằm xây dựng một khu vực đáng tin cậy và dân chủ ở châu Á – Thái Bình Dương.
Trong các cuộc họp có thể thấy được các ý kiến để khẳng định ARF sẽ trở thành một diễn đàn tư vấn có hiệu quả ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy đối thoại cởi mở về hợp tác an ninh và chính trị ở khu vực phát triển hơn nữa. Và theo đó thì ASEAN nên làm việc với các đối tác của ARF để xác lập các mối quan hệ có tính xây dựng và dự đoán được ở châu Á Thái Bình Dương
1.3. Thành tựu của ARF:
Một sô thành tựu mà ARF đạt được cụ thể như sau:
– Tính hiệu quả của ARF với tư cách là một cầu nối cho các cuộc đối thoại và tư vấn song phương cũng như đa phương cùng với việc thiết lập những quy tắc đối thoại và hợp tác, ra quyết định dựa trên sự đồng thuận, không can thiệp lẫn nhau, sự tiến bộ không ngừng và phát triển với tốc độ cân đối, hợp lý cho mọi thành viên;
+ Sự sẵn sàng giữa các bên tham dự ARF nhằm thảo luận hàng loạt các vấn đề an ninh trong một cơ chế đa phương
+ Sự tin tưởng lẫn nhau được xây dựng dần qua các hoạt động hợp tác
+ Tạo lập và duy trì đối thoại và tư vấn về các vấn đề an ninh và chính trị
+ Minh bạch được thực hiện thông qua những biện pháp của ARF như trao đổi thông tin liên quan đến chính sách quốc phòng và việc xuất bản các báo cáo của chính phủ về quốc phòng
+ Một mạng lưới được triển khai giữa các quan chức quân đội, quốc phòng và an ninh quốc gia của các bên tham gia ARF.
2. Mục đích và vai trò của diễn đàn khu vực ASEAN:
Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) bao gồm 25 quốc gia có cùng mối quan tâm đến an ninh khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đó là 10 quốc gia thành viên của ASEAN; 10 nước đối tác đối thoại của ASEAN (bao gồm Úc, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Hoa Kỳ), một quan sát viên của ASEAN (Papua New Guinea), cùng với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên,Mông Cổ và Pakistan. Đông Timo được kết nạp vào ARF vào năm 2005.
Trong một khu vực vốn ít có lịch sử hợp tác an ninh thì các diễn đàn hợp tác quốc tế lại càng quan trọng, Diễn đàn khu vực ASEAN là một diễn đàn quan trọng nhất về hợp tác an ninh ở châu Á. Diễn đàn này đã bổ sung vào các cơ chế liên minh song phương và đối thoại khác nhau hiện có ở châu Á, củng cố thêm viễn cảnh hợp tác an ninh ở khu vực này. Diễn đàn ARF là một diễn đàn được xây dựng từ ý tưởng – rút ra từ chính kinh nghiệm của ASEAN đó là cả một tiến trình đối thoại có thể tạo ra những biến chuyển tích cực trong quan hệ chính trị giữa các nước với nhau. và điều đó tạo ra một cơ chế hoạt động giúp các thành viên có thể thảo luận về các vấn đề an ninh hiện có trong khu vực và tăng cường các biện pháp hợp tác nhằm thúc đẩy hoà bình và an ninh trong khu vực giữa các nước
Cơ cấu: Các thành viên trong ARF có vị trí ngang hàng. Người điều hành ARF là một chủ tịch do Ủy ban ASEAN chỉ định. Chủ tịch ARF trong thời gian tháng 6 năm 2005 đến tháng 7 năm 2006 là ông Hamid Albar bộ trưởng bộ ngoại giao của Malaysia. Chủ tịch văn phòng cấp cao hội nghị ARF là ông Datuk Rastam Mohd Isa hiện là tổng thư ký của bộ ngoại giao Malaysia.
Thành tựu đạt được của ARF: Trong lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN, bộ trưởng các nước ARF đã họp nhau tại Phnom Penh vào ngày 18 tháng 6 năm 2003 và tuyên bố rằng “bất chấp những khác biệt lớn giữa các thành viên, diễn đàn này đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần duy trì hoà bình, an ninh và hợp tác trong khu vực”. Cụ thể là:
– Tính hiệu quả của ARF với tư cách là một cầu nối cho các cuộc đối thoại và tư vấn song phương cũng như đa phương cùng với việc thiết lập những quy tắc đối thoại và hợp tác, ra quyết định dựa trên sự đồng thuận, không can thiệp lẫn nhau, sự tiến bộ không ngừng và phát triển với tốc độ cân đối, hợp lý cho mọi thành viên;
– Sự sẵn sàng giữa các bên tham dự ARF nhằm thảo luận hàng loạt các vấn đề an ninh trong một cơ chế đa phương;
– Sự tin tưởng lẫn nhau được xây dựng dần qua các hoạt động hợp tác;
– Tạo lập và duy trì đối thoại và tư vấn về các vấn đề an ninh và chính trị;
– Minh bạch được thực hiện thông qua những biện pháp của ARF như trao đổi thông tin liên quan đến chính sách quốc phòng và việc xuất bản các báo cáo của chính phủ về quốc phòng; và Một mạng lưới được triển khai giữa các quan chức quân đội, quốc phòng và an ninh quốc gia của các bên tham gia ARF.
3. Ý nghĩa của việc hợp tác Asean đối với Việt Nam:
– Có thể thấy, trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy đoàn kết, duy trì đà hợp tác và xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển, và nâng cao năng lực hợp tác, chủ động của ASEAN ứng phó hiệu quả đại dịch Covid-19 trên tinh thần “Gắn kết và chủ động thích ứng”. Các ưu tiên, sáng kiến của Việt Nam như đánh giá giữa kỳ triển khai các Kế hoạch tổng thể Cộng đồng ASEAN năm 2025, kiểm điểm thực hiện Hiến chương ASEAN, thảo luận định hướng xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, gắn kết phát triển tiểu vùng với xây dựng Cộng đồng ASEAN… được các nước thành viên và đối tác ủng hộ, phối hợp triển khai theo đúng kế hoạch đề ra. Hình ảnh một Chủ tịch ASEAN năm 2020 tích cực, chủ động và có trách nhiệm trên tinh thần “suy nghĩ cộng đồng, hành động cộng đồng” đã lan tỏa tới từng người dân trong khu vực và thế giới.
– Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 như hiện nay, trên tình hình thực tế ở Việt Nam cũng cho thấy sự linh hoạt và chủ động trong dẫn dắt hiệu quả ASEAN ứng phó dịch bệnh cụ thể là việc hợp tác để tim các giải pháp hỗ trợ phòng chống dịch bênh. Nhiều hội nghị trực tuyến đã được tổ chức thành công như Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36, hay Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về ứng phó dịch Covid-19 đã diễn ra, các Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác (Trung Quốc, Mỹ, Nga, Liên hiệp châu Âu…), và nhiều sáng kiến cụ thể, thực chất về ứng phó dịch Covid-19, như thành lập Quỹ ASEAN ứng phó dịch Covid-19, Kho dự trữ vật tư y tế khu vực, đối với xây dựng Kế hoạch phục hồi toàn diện ASEAN…, các chính sách đó được đề xuất và nhận được nhiều đánh giá tích cực của dư luận trong nước, khu vực và quốc tế với nhau
Căn cứ dựa trên đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc hợp tác quốc tế giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á trong việc tạo ra các mối quan hệ hợp tác nhằm phát triển kinh tê và chung tay giải quyết các công việc chung mang tầm cỡ quốc tế, hơn hết là cùng nhau giúp đỡ các nước còn chưa phát triển có nền kinh tế phát triển hơn, bên cạnh đó đối với việc hợp tác giữa các nước với nhau phải tuân thủ đúng các quy định chung như, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước, Không can thiệp vào công việc nội bộ, Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình qua đó có thể thấy, tầm quan trọng của tổ chức này.