Khái quát chung về Civil law? Khái quát chung về Common law? So sánh Common Law và Civil Law? Cấu trúc nguồn luật trong dòng họ Civil Law và Common Law?
Common law và Civil law là hai hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới hiện nay và được áp dụng có những ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia các châu lục trong đó có Việt Nam. Chính bởi vì vậy, các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cần tìm hiểu và so sánh hai hệ thống pháp luật này để nghiên cứu và đưa ra những quy định cho pháp luật nước mình. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới tuy theo dòng họ pháp luật Civil law nhưng vẫn tham khảo và học hỏi dòng họ pháp luật Common law và ngược lại để từ đó nhằm bổ sung cho những khiếm khuyết của nhau góp phần giúp các quốc gia tạo nên một hệ thống pháp luật hoàn hảo hơn. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về cấu trúc nguồn luật trong dòng họ Civil Law và Common Law.
Luật sư
1. Khái quát chung về Civil law:
Nguồn gốc của Civil Law:
Civil law được hình thành và ra đời tại Pháp, Đức, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kì, Mexico và ở Mỹ Latin. Nguồn gốc của Civil law là xuất phát từ các đạo luật của Rome và bộ luật Napoleon.
Trên thực tế và căn cứ vào lịch sử hình thành của Civil law ta có thể hiểu Civil Law như sau:
– Civil Law là một hệ thống toàn diện quy định về các quy tắc và nguyên tắc thường được sắp xếp theo một quy luật nhất định và dễ dàng tiếp cận với công dân và luật gia.
– Civil Law là một hệ thống được tổ chức tốt ủng hộ cho sự hợp tác, trật tự và khả năng dự đoán, dựa trên cơ sở phân loại logic và năng động được phát triển từ luật La Mã và được phản ánh trong cấu trúc của các mã.
– Civil Law là một hệ thống thích ứng với các quy tắc dân sự nhằm tránh chi tiết quá mức và chứa các điều khoản chung cho phép thích ứng với sự thay đổi.
– Civil Law là một hệ thống chủ yếu lập pháp tuy nhiên nó vẫn để lại chỗ cho cơ quan tư pháp điều chỉnh các quy tắc theo sự thay đổi xã hội và nhu cầu mới, bằng cách giải thích và luật học sáng tạo.
Civil Law hay còn gọi là luật châu Âu lục địa được căn cứ trên một hệ thống pháp luật đầu đủ và được “hệ thống hóa” lại theo một cách rõ ràng bằng văn bản giúp nhân loại có thể dễ dàng tiếp cận. Luật châu Âu lục địa chia hệ thống pháp luật làm 3 bộ luật cơ bản sau đây:
– Thứ nhất: Thương mại.
– Thứ hai: Dân sự.
– Thứ ba: Hình sự.
2. Khái quát chung về Common law:
Nguồn gốc của Commom law:
Hệ thống Common Law của Hoa Kỳ phát triển từ một truyền thống của Anh sau đó nó lan sang Bắc Mỹ trong thời kỳ thuộc địa thế kỷ 17 và 18. Không những thế, Common Law cũng được áp dụng ở Úc, Canada, Hồng Kông, Ấn Độ, New Zealand và Vương quốc Anh.
Hiện nay, Common law cần phải được hiểu theo ba nghĩa khác nhau, cụ thể như sau:
– Thứ nhất, Common law là một hệ thống pháp luật lớn trên thế giới dựa trên truyền thống hệ thống pháp luật của Anh.
– Thứ hai, trên phương diện nguồn luật, án lệ của Common Law được tạo ra bởi
– Thứ ba, trên phương diện hệ thống Tòa án, Tòa án và các án lệ của Common Law cũng khác biệt với Tòa án và các án lệ của Equity Law.
Đặc điểm của Common law:
– Common Law là một tập hợp các luật bất thành văn được xây dựng dựa trên các tiền lệ pháp do chính tòa án thiết lập.
– Common Law ra đời và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra quyết định trong những trường hợp bất thường mà kết quả không thể được xác định dựa trên các quy chế hiện hành hoặc các quy tắc luật thành văn.
– Trên thực tế, ta có thể hiểu Common Law giống như là một tiền lệ, một quyết định trong quá khứ, là lịch sử của các quyết định tư pháp. Không những thế nó còn là cơ sở để đánh giá các vụ việc trong tương lai.
– Common Law hay còn được gọi là án lệ, nó được xây dựng và dựa trên hồ sơ chi tiết về các tình huống và quy chế tương tự vì không có quy tắc pháp lý chính thức nào có thể áp dụng cho một vụ việc.
– Thẩm phán chủ tọa của một vụ án sẽ xác định tiền lệ nào áp dụng cho vụ án cụ thể đó. Ví dụ cụ thể thông thường tiền lệ do các tòa án cấp trên đặt ra có giá trị ràng buộc đối với các vụ án được xét xử tại các tòa án cấp dưới. Hệ thống Common Law thúc đẩy sự ổn định và nhất quán trong hệ thống tư pháp pháp lý của Hoa Kỳ.
– Cũng cần lưu ý rằng, các tòa án cấp dưới có thể lựa chọn sửa đổi hoặc đi chệch khỏi các tiền lệ nếu chúng đã lỗi thời hoặc nếu án lệ hiện tại về cơ bản khác với án lệ. Các tòa án cấp dưới cũng có thể lựa chọn lật ngược tiền lệ, nhưng điều này rất hiếm khi xảy ra trên thực tế trong quá trình xét xử của Tòa án.
3. So sánh Common Law và Civil Law:
Civil law:
Như đã phân tích ở trên, ta nhận thấy, Civil Law là một tập hợp các quy chế pháp lý toàn diện, được hệ thống hóa và do các nhà lập pháp tạo ra. Civil Law là một hệ thống được xác định rõ ràng, cụ thể trong các trường hợp có thể được đưa ra tòa, các thủ tục xử lý các yêu cầu bồi thường và hình phạt cho một hành vi phạm tội cụ thể của các cá nhân hay tổ chức.
Các cơ quan tư pháp của Nhà nước sẽ sử dụng các điều kiện cụ thể được quy định trong Bộ luật dân sự hiện hành dùng để đánh giá sự việc của từng trường hợp và thông qua đó cơ quan tư pháp của Nhà nước sẽ đưa ra quyết định lập pháp.
Thông thường thì pháp luật trong hệ thống Civil Law sẽ thường xuyên được cập nhật, mục tiêu của các quy tắc chuẩn hóa là nhằm để tạo ra trật tự và giảm bớt các hệ thống thiên vị, trong đó pháp luật sẽ được áp dụng khác nhau giữa các trường hợp cụ thể.
Common Law:
Đối với Common Law thì Common Law lại được rút ra từ các ý kiến và diễn giải được thể chế hóa từ các cơ quan tư pháp và bồi thẩm đoàn.
Tương tự như Civil Law, mục tiêu của Common Law cũng là nhằm mục đích để thiết lập các kết quả nhất quán bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn giải thích giống nhau.
Trong một số trường hợp cụ thể thì tiền lệ sẽ phụ thuộc vào truyền thống và trong từng trường hợp cụ thể của từng khu vực tài phán.
Chính bởi vì vậy, các yếu tố của Common Law có thể có sự khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới.
4. Cấu trúc nguồn luật trong dòng họ Civil Law và Common Law:
Ta có thể hiểu như sau: Cấu trúc nguồn luật trong dòng họ Civil Law và Common Law là tập hợp các nguồn luật cũng như thứ bậc của nguồn luật trong hệ thống pháp luật các quốc gia. Theo cách hiểu này, cấu trúc nguồn luật trong hai dòng họ Civil Law và Common Law đều bao gồm các nguồn luật cơ bản sau đây, cụ thể là: pháp luật thành văn (statue law), án lệ (case law, judge – made law), tập quán pháp luật (custom), các học thuyết pháp luật (legal doctrine), các nguyên tắc pháp luật (legal principle).
Trong đó:
– Thứ nhất: Pháp luật thành văn được xem là một nguồn cơ bản và quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật các nước thuộc dòng họ Civil Law; nhưng pháp luật thành văn lại không được coi là nguồn luật cơ bản trong hệ thống pháp luật các nước thuộc dòng họ Common Law. Khi nhắc tới pháp luật thành văn với tư cách là nguồn của pháp luật (sourceof law) người ta thường nghĩ tới các văn bản pháp luật sau đây, cụ thể như là: Hiến pháp – đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất và được thông qua với thủ tục chặt chẽ, nghiêm ngặt; thứ hai là các công ước quốc tê, các đạo luật, luật, văn bản dưới luật…
– Án lệ (case law, judge – made law) – đây là một nguồn luật cơ bản trong hệ thống pháp luật của các nước thuộc dòng họ Common Law. Tuy nhiên, ngày nay, trong xu hướng hội tụ, án lệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law. Có nhiều cách hiểu khác nhau về án lệ nhưng cách hiểu phổ biến hơn cả thì án lệ được hiểu là phán quyết của Toà án đã tuyên trước đó nhưng có giá trị ràng buộc. Tư tưởng cơ bản của việc áp dụng án lệ là nếu một vụ án được xét xử một cách khách quan đưa lại công bằng, công lý cho xã hội thì nó có thể được coi là những bản án mẫu mực để áp dụng cho các vụ việc tương tự về sau… Cho tới nay, nguyên tắc “stare decisis” (án lệ phải được tôn trọng) vẫn là xương sống của pháp luật nước Anh.
– Tập quán pháp luật đều được hệ thống pháp luật của hai dòng họ Civil Law và Common Law thừa nhận là một nguồn luật nhưng nó không phải nguồn cơ bản. Để được thừa nhận là một nguồn của pháp luật thì các tập quán pháp luật phải đảm bảo các tiêu chí cụ thể như sau:
+ Thứ nhất: tập quán pháp luật phải đảm bảo tính cổ xưa.
+ Thứ hai: tập quán pháp luật phải đảm bảo tính trường tồn,
+ Thứ ba: tập quán pháp luật phải đảm bảo tính có lí,
+ Thứ tư: tập quán pháp luật phải đảm bảo tính chắc chắc không thể thay đổi.
+ Thứ năm: tập quán pháp luật phải đảm bảo tính phù hợp.
+ Đặc biệt tập quán đó phải tồn tại một cách công khai và không bị cộng đồng địa phương phủ nhận.
Ngoài ra các nước có hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law và Common Law đều thừa nhận các học thuyết pháp lí (các tác phẩm uy tín), các nguyên tắc pháp luật là các nguyên tắc có thể thành văn và không thành văn được chấp nhận trong luật quốc gia của hầu hết các nước – công cụ giúp các thẩm phán tìm ra giải pháp công bằng nhất khi giải quyết các vụ án trong thực tiễn. VD: không ai bị trừng phạt vì suy nghĩ của mình (No one suffers punishment for his thoughts). Các học thuyết pháp lý hay các nguyên tắc pháp luật tuy không phải là nguồn cơ bản của pháp luật nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thống pháp luật mỗi nước.
Như vậy, ta nhận thấy một điểm tương đồng về cấu trúc pháp luật của hai dòng họ Civil Law và Common Law đó chính là sự đa dạng của các nguồn luật.