Điểm khác biệt giữa Tham ô và tham nhũng là gì? Tham ô và tham nhũng tên tiếng anh là gì? Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam? Các quy định xử phạt tham ô, Tham nhũng?
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì việc đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời giữ vững niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Trong thực tiễn xuất hiện hai thuật ngữ “tham nhũng” và “tham ô” thường rất hay bị nhầm lẫn là giống nhau hoàn toàn nhưng thực chất không phải vậy. Vậy làm thể nào để Phân biệt tham ô và tham nhũng?, định nghĩa về tham nhũng là gì? Tham ô là gì? Giữa chúng khác nhau như thế nào?
Để nhằm giúp quý độc giả có thể hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những thông tin dưới bài viết sau.
1. Điểm khác biệt giữa Tham ô và tham nhũng là gì?
1.1. Khái niệm
– Tham nhũng là gì?
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi, căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 đưa ra khái niệm tham nhũng.
– Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
+ Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
+ Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. (theo Khoản 2 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng 2018)
-Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng. (theo Khoản 7 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng 2018)
Điều 2. Các hành vi tham nhũng
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
– Tham ô là gì?
Tham ô là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý, căn cứ tại Điều 353 trong
1.2. Sự khác biệt giữa Tham ô và tham nhũng
Để giúp bạn đọc phân biệt rõ hơn về tham nhũng và tham ô, chúng tôi xin phân biệt rõ hơn thông qua thông tin được đề cập ở bảng sau:
Tiêu chí | Tham ô | Tham nhũng |
Bản chất | Bản chất của Tham ô tài sản là một trong những hành vi tham nhũng, và tham ô là hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. | Tham nhũng được hiểu là hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn trực tiếp hay qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận lợi ích để làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Tham nhũng bao gồm cả hành vi tham ô. |
Đối tượng của hành vi | đối tượng ở đây đó là các Tài sản mình có trách nhiệm quản lý | Đối tượng là Tài sản mình có trách nhiệm quản lý đối tượng là Tài sản hoặc lợi ích mà người đưa hối lộ đưa |
Mục đích | Nhằm Chiếm đoạt tài sản | Chiếm đoạt tài sản; Làm hoặc không làm một việc gì đó vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. |
Yếu tố tác động việc thực hiện hành vi | các yếu tố tác động tới việc này là Tự bản thân chủ thể thực hiện hành vi này đã cố ý thực hiện. | các yếu tố tác động dó là Tự bản thân chủ thể thực hiện hành vi này đã cố ý thực hiện và trực tiếp hay trung gian theo yêu cầu của người đưa hối lộ. |
2. Tham ô và tham nhũng tên tiếng anh là gì?
– Tham ô và tham nhũng tên tiếng anh là cell references and references
Tham ô trong tiếng anh được dịch theo các nghĩa sau:
– peculator
– defalcator · defaulter
– defacation · defalcation
– defacation · defalcation · embezzlement · malversation · misappropriation · peculation · plunderage
Tham nhũng trong tiếng anh được dịch theo các nghĩa sau:
– corruption
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
Để nâng cao hiệu quả công tác PCTN trong thời gian tới, cần triển khai thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, giữ vững nền tảng tư tưởng, thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra đối với cán bộ, đảng viên trong từng giai đoạn cách mạng.
Hai là, coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.
các cán bộ công chức nhà nước cần Có thấm nhuần đạo đức cách mạng tốt và các cán bộ, đảng viên mới giữ gìn được lối sống trong sạch phải kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân và đấu tranh vơi cơ hội, thực dụng và mọi tệ nạn xã hội. Chính phẩm chất chính trị và các đức tính đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là sức “đề kháng” mạnh mẽ chống lại mọi suy thoái và biến chất trong hệ thống chính trị và cơ quan nhà nước.
Ba là, xác định tiêu chí và thực hiện có hiệu quả nội dung xây dựng Đảng về đạo đức để có nhận thức về đạo đức và lối sống của Đảng viên.
Bốn là, các cấp ủy, tổ chức đảng cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
Năm là, phát huy vai trò tích cực của báo chí, truyền thông, kiểm soát, quản lý tốt các hoạt động báo chí, xuất bản, internet và mạng xã hội.
Sáu là, hoàn thiện chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và lợi ích thiết thân của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
4. Các quy định xử phạt tham ô, Tham nhũng
4.1. Mức phạt về tham ô tài sản
Điều 353 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý thì bị phạt tù từ 02 – 07 năm nếu trị giá tài sản từ 02 đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
– Đã bị kết án về một trong các tội: tham ô tài sản; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Phạt tù từ 07 – 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Phạm tội có tổ chức;
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100 đến dưới 500 triệu đồng;
– Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 01 đến dưới 03 tỷ đồng;
– Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
Phạt tù từ 15 – 20 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đến dưới 01 tỷ đồng;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 03 đến dưới 05 tỷ đồng;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi tài sản chiếm đoạt trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 05 tỷ đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
4.1. Mức phạt về tham nhũng
Căn cư Theo quy định tại điều 78 của Nghị định 59/2019/NĐ-CP, đối vơi các trường hợp người đứng đầu và các cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách. trong các Trường hợp người đứng đầu và các cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức và các đơn vị do mình quản lý, phụ trách sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo và Đối với các trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý và phụ trách sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật cách chức theo quy định của pháp luật
Ngoài ra, theo quy định mới của
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về Điểm khác biệt giữa Tham ô và tham nhũng không? Các quy định về xử phạt tham ô, tham nhũng? và cá thông tin pháp lý khác.