Dịch vụ viễn thông khẩn cấp là một trong những dịch vụ quan trọng giúp người dân có thể liên lạc được tới các cơ quan, đơn vị hỗ trợ khi có tình huống khẩn cấp xảy ra. Vậy dịch vụ viễn thông khẩn cấp được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Dịch vụ viễn thông khẩn cấp được quy định như thế nào?
- 2 2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông không thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông các số liên lạc khẩn cấp sẽ bị xử phạt thế nào?
- 3 3. Thẩm quyền xử phạt hành vi không thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông các số liên lạc khẩn cấp?
1. Dịch vụ viễn thông khẩn cấp được quy định như thế nào?
Dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp là một loại dịch vụ viễn thông được cung cấp trong trường hợp khẩn cấp nhằm đảm bảo liên lạc và truyền tải thông tin giữa các cơ quan chức năng, người dân và các tổ chức trong các tình huống khẩn cấp như thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cháy nổ, tai nạn giao thông, đình công, bạo động, khủng bố, và các tình huống khác. Dịch vụ này bao gồm các dịch vụ viễn thông phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn, dịch vụ viễn thông di động hàng hải phục vụ các sự kiện tìm kiếm, cứu nạn trên biển, và dịch vụ viễn thông phục vụ liên lạc khẩn cấp đến các số 113 (công an), 114 (cứu hỏa) và 115 (cấp cứu).
Theo đó, căn cứ theo quy định tại điều 29 luật viễn thông năm 2009 dịch vụ viễn thông khẩn cấp được hiểu là những dịch vụ giúp người dân liên lạc khẩn cấp tới các cơ quan công an, cứu hỏa hoặc cấp cứu
– Thông tin liên lạc tới các cơ quan công an cứu hỏa cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp được bộ thông tin và truyền thông quy định trong kho số viễn thông quốc gia. Đồng thời, Bộ thông tin và truyền thông có nghĩa vụ phải hướng dẫn thực hiện việc cung cấp các dịch vụ viễn thông khẩn cấp.
– Đối với doanh nghiệp viễn thông có các trách nhiệm cần thực hiện như sau:
+ Phải thông báo cho tất cả những người sử dụng dịch vụ viễn thông các số liên lạc khẩn cấp đồng thời tiến hành đăng trong các danh bạ điện thoại tại nơi công cộng các số liên lạc khẩn cấp này
+ Phải đảm bảo khả năng liên lạc của người dân trong trường hợp khẩn cấp tới các đầu số liên lạc khẩn cấp tới công an cứu hỏa cấp cứu.
+ Đối với những người dân sử dụng dịch vụ điện thoại cố định nội hạt thì sẽ được miễn giá cước gọi điện thoại tới các số liên lạc khẩn cấp
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2020/TT-BTTTT quy định cụ thể về dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp trong đó:
Thứ nhất, về các đối tượng được hưởng giá cước dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp bao gồm:
– Người dân sử dụng các dịch vụ điện thoại cố định mặt đất để gọi tới các đầu số dịch vụ khẩn cấp
– Người dân sử dụng các dịch vụ thông tin di động mặt đất để gọi tới các đầu số khẩn cấp
Thứ hai, những đối tượng sau đây sẽ được hưởng các mức hỗ trợ về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp bao gồm:
– Chủ thể là doanh nghiệp viễn thông thực hiện việc cung cấp các dịch vụ điện thoại cố định mặt đất nội hạt sử dụng để gọi đến đầu số dịch vụ khẩn cấp.
– Chủ thể là các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông thực hiện việc cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng để gọi tới các đầu số dịch vụ khẩn cấp
Lưu ý:
– Đối với những đối tượng được hưởng giá cước dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp thì cước phí dịch vụ đối với các đối tượng này là 0 đồng/ phút
– Còn đối với các đối tượng được hưởng mức hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích là các doanh nghiệp viễn thông có chức năng cung cấp các dịch vụ điện thoại cố định mặt đất nội hạt thực hiện việc khởi phát cuộc gọi tới các đầu số dịch vụ khẩn cấp thì có mức hỗ trợ cước phí là 200/phút và thời gian hỗ trợ sẽ được tính làm tròn theo phút qua mỗi liên lạc được thực hiện.
– Đối với các đối tượng được hưởng mức hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp là các doanh nghiệp viễn thông thực hiện việc cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất tiến hành khởi phát các cuộc gọi tới các đầu số dịch vụ khẩn cấp sẽ chịu giá các dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp bằng với giá có kết nối theo quy định của pháp luật (không bao gồm tính giá trị gia tăng) được áp dụng tại chiến thời điểm có phát sinh cuộc gọi. Thời gian để được tính hỗ trợ sẽ được làm tròn theo phút đối với mỗi liên lạc được thực hiện.
2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông không thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông các số liên lạc khẩn cấp sẽ bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính viễn thông khẩn cấp theo đó: các doanh nghiệp viễn thông không thực hiện việc thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông các số liên lạc khẩn cấp sẽ bị xử phạt như sau:
Áp dụng mức xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các chủ thể có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng các dịch vụ viễn thông nhưng không thực hiện việc đăng thông báo cho người dân hoặc không đăng trong danh bạ tại các khu vực điện thoại công cộng các số liên lạc khẩn cấp tới công an, cứu hỏa và cấp cứu.
Lưu ý: Mức xử phạt nêu trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức còn đối với cá nhân sẽ có mức xử phạt bằng 1/2 mức xử phạt được áp dụng đối với tổ chức có hành vi vi phạm.
Theo đó, doanh nghiệp viễn thông không thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông các số liên lạc khẩn cấp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
3. Thẩm quyền xử phạt hành vi không thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông các số liên lạc khẩn cấp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 114 đến Điều 117 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông các số liên lạc khẩn cấp bao gồm:
– Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Viễn thông, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Tần số vô tuyến điện, Giám đốc Trung tâm Tần số khu vực, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Trung tâm Tần số khu vực
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông
– Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
– Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
– Giám đốc Công an cấp tỉnh
– Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế.
– Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng
– Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật viễn thông năm 2009
Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử
Thông tư số 02/2020/TT-BTTTT quy định danh mục, đối tượng thụ hưởng, phạm vi, chất lượng, giá cước tối đa dịch vụ viễn thông công ích và mức hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020.