Quy định hoạt động ngân hàng trong Luật các tổ chức tín dụng 2010 và cam kết về dịch vụ ngân hàng trong WTO. Diễn biến quá trình tái cấu trúc tổ chức tín dụng theo Quyết định 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã ảnh hưởng đến việc cung ứng dịch vụ ngân hàng trên thị trường ngân hàng của Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về dịch vụ ngân hàng:
Dịch vụ ngân hàng – một lĩnh vực kinh doanh bao gồm nhiều hoạt động và có mức độ chuyên nghiệp cao.
Dịch vụ ngân hàng – một lĩnh vực kinh doanh có liên quan nhiều đến hệ thống hạ tầng, vấn đề bảo mật thông tin và khả năng tấn công của tội phạm công nghệ cao.
Dịch vụ ngân hàng – một lĩnh vực kinh doanh có mối quan hệ tác động trực tiếp tới: Kinh tế vĩ mô, các thị trường khác, nhất là thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán.
Phạm vi hoạt động ngân hàng theo Luật thực định: Khoản 1 Điều 6
Dịch vụ ngân hàng theo cam kết WTO.
1. Dịch vụ nhận tiền gửi (nhận tiền gửi và các khoản phải trả khác từ công chúng);
2. Dịch vụ cho vay (cho vay dưới tất cả các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng cầm cố thế chấp, bao thanh toán và tài trợ giao dịch thương mại);
3. Dịch vụ thuê mua tài chính;
4. Dịch vụ thanh toán (tất cả các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và thẻ nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng);
5. Bảo lãnh và cam kết;
6. Kinh doanh trên tài khoản của mình hoặc của khách hàng, tại sở giao dịch, trên thị trường giao dịch thoả thuận hoặc bằng cách khác, các loại:
– Công cụ thị trường tiền tệ (bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi);
– Ngoại hối;
– Các công cụ tỷ giá và lãi suất, bao gồm các sản phẩm như hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn;
– Vàng khối.
7. Môi giới tiền tệ;
8. Quản lý tài sản (quản lý tiền mặt hoặc danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác);
9. Các dịch vụ thanh toán và bù trừ tài sản tài chính (bao gồm chứng khoán, các sản phẩm phái sinh và các công cụ chuyển nhượng khác);
10. Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính cũng như các phần mềm liên quan của các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác.
Việt Nam cam kết cho phép thành lập ngân hàng liên doanh tại Việt Nam ngay từ thời điểm gia nhập WTO (11/1/2007) với điều kiện:
– Phía nước ngoài tham gia liên doanh phải là ngân hàng thương mại có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền trước thời điểm nộp đơn xin thành lập liên doanh tại Việt Nam; và
– Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 50% vốn điều lệ.
Việt Nam cam kết cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài kể từ ngày 1/4/2007 với điều kiện ngân hàng nước ngoài là chủ đầu tư phải là ngân hàng thương mại có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền trước thời điểm nộp đơn xin thành lập ngân hàng tại Việt Nam. Ngoài điều kiện theo cam kết, việc thành lập ngân hàng tại Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện kỹ thuật áp dụng chung theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong WTO, Việt Nam không cam kết về thời hạn hoạt động của các loại hình tổ chức tín dụng này. Như vậy, Việt Nam có quyền tự do quy định về thời hạn này.
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thì thời hạn hoạt động tối đa của các tổ chức tín dụng này được quy định như sau:
– Đối với ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài: không quá 99 năm;
– Đối với chi nhánh của ngân hàng nước ngoài: không vượt quá thời hạn hoạt động của ngân hàng mẹ và không quá 99 năm;
– Đối với văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài: không vượt quá thời hạn hoạt động của ngân hàng mẹ;
– Công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài: 50 năm
Thời hạn hoạt động cụ thể được quy định trong giấy phép được cấp và có thể được gia hạn theo yêu cầu (thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn hoạt động trước đó được quy định trong giấy phép).
Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài được hưởng đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia đầy đủ, tức là các ngân hàng này có quyền thiết lập và vận hành các máy rút tiền tự động (ATM) như các ngân hàng Việt Nam. Hiện nay đối với các ngân hàng Việt Nam, không có hạn chế số lượng các máy rút tiền tự động mà các ngân hàng này được phép lắp đặt.
Các tổ chức tín dụng nước ngoài cũng được phép phát hành thẻ tín dụng tại Việt Nam như các ngân hàng Việt Nam.
Do tính đặc thù và tầm quan trọng của dịch vụ tài chính (đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đối với các nhà đầu tư, những người gửi tiền…), WTO cho phép các nước thành viên được áp dụng các biện pháp khác vì lý do thận trọng, đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính.
Do đó, ngoài các hạn chế về hình thức pháp nhân, yêu cầu về vốn, các hạn chế về hoạt động đối với chi nhánh… đối với nhà đầu tư nước ngoài được phép áp dụng theo cam kết (xem Biểu cam kết về dịch vụ ngân hàng), Việt Nam có thể xem xét áp dụng bổ sung các biện pháp mang tính hạn chế, kiểm soát chặt chẽ nhằm mục tiêu thận trọng.
2. Khái quát về thị trường ngân hàng Việt Nam:
2.1. Thực trạng thị trường ngân hàng Việt Nam:
Thực trạng thị trường ngân hàng được nhận diện, đánh giá trên các khía cạnh: 1. Các chủ thể tham gia thị trường với tư cách là chủ thể cung ứng dịch vụ ngân hàng (các tổ chức tín dụng); 2. Hàng hóa của thị trường (Dịch vụ ngân hàng); 3. Thể chế cho thị trường ngân hàng hoạt động bao gồm: Hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường và hệ thống pháp luật liên quan đến tổ chức và vận hành thị trường.
2.2. Các thiết chế cho việc vận hành thị trường ngân hàng:
– Quyền tự do kinh doanh ngân hàng và khả năng gia nhập thị trường của nhà đầu tư: Quan niệm về tự do kinh doanh trong hoạt động ngân hàng; những rào cản khi thực hiện quyền tự do kinh doanh trong hoạt động ngân hàng; những đòi hỏi khi vận hành hoạt động ngân hàng theo thị trường và hội nhập.
– Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng với việc yêu cầu bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và khả năng can thiệp của Ngân hàng Nhà nước.
– Vấn đề phá sản (rút lui khỏi thị trường) của các tổ chức tín dụng: Pháp luật và khả năng áp dụng trên thực tế.
3. Nguồn pháp luật áp dụng cho quan hệ ngân hàng:
* Pháp luật quốc gia:
* Các tập quán và thông lệ quốc tế. Đó là các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng được thừa nhận bởi Thông lệ quốc tế và Công ước Liên hợp quốc. Một thực tế rõ ràng là tập quán thương mại quốc tế áp dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế (ví dụ trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước) và đi theo nó là các quan hệ thanh toán xuất nhập khẩu với các nước là các hoạt động hoàn toàn mang tính nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn và được thế giới chấp nhận sử dụng trong quan hệ thương mại và thanh toán quốc tế. Đó là:
– Các quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của ICC- UCP 600
– Quy tắc thống nhất nhờ thu, bản sửa đổi 1995, số 522 của ICC (Uniform Rules for Collection of Payment , 522, 1995,ICC-URC522,ICC)
– Qui tắc bảo lãnh hợp đồng URCG, có hiệu lực năm 1978, số xuất bản 325
– Bản qui tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu URDG, có hiệu lực từ 4/1992, số xuất bản 458 của ICC
– Bản qui tắc thông nhất về bảo chứng URCB được thông qua 23/4/1993 và có hiệu lực từ 1/1/1994, số xuất bản 524 của ICC
– Công ước UCILTRAN về bảo lãnh độc lập và tín dụng thư dự phòng của Liên hợp quốc.
– Ngoài ra còn phải kể đến các thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong kế toán, kiểm toán, quy chế quan hệ bắt buộc giữa các Ngân hàng trung gian với Ngân hàng trung ương về tái cấp vốn, thị trường mở, thanh toán quốc gia và các chuẩn mực về thanh tra – giám sát Ngân hàng
* Các hiệp ước quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các hiệp ước này ràng buộc các nước thành viên phải đáp ứng các chuẩn mực nhất định trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong hội nhập kinh tế quốc tế, đó là:
– Hiệp ước tín dụng Quốc tế Basel I năm 1988: Hiệp ước Basel I mang tính chất thỏa thuận quốc tế và các tiêu chuẩn về vốn đã trở thành chuẩn mực quốc tế về vốn tự có. Nó quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và quản lý rủi ro tín dụng đối với ngân hàng, là một trong những căn cứ, tiêu chuẩn để các ngân hàng của các quốc gia trên thế giới áp dụng quản lý, bảo đảm an toàn trong hoạt động. Thực hiện thỏa ước an toàn vốn tối thiểu của Basel I đã và đang là một trong những mục tiêu quản lý rủi ro đối với các tổ chức tín dụng ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, Basel I mới chỉ đề cập đến những rủi ro về tín dụng chứ chưa đề cập đến những rủi ro khác như rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất.
– Hiệp ước tín dụng Quốc tế Basel II năm 2004: Là hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cường quản trị toàn cầu hóa tài chính cũng như việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Basel II quy định tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu gắn chặt chẽ với mức độ rủi ro của tài sản ngân hàng, mức độ rủi ro của tài sản có tính đến nhiều yếu tố như độ tín nhiệm của khách hàng, thời hạn khoản vay, độ tập trung của các khoản vay vào một nhóm khách hàng nhất định, quá trình xem xét giám sát của cơ quan quản lý và cuối cùng là các quy tắc thị trường.
– Hiệp định Giơ ne vơ về Séc và Hối phiếu năm 1930-1931.