Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ/chồng làm con nuôi, công dân Việt Nam nhận trẻ em bị bỏ rơi làm con nuôi, cô, dì, chú, bác ruột nhận cháu ruột làm con nuôi,... hiện nay các yêu cầu nuôi con nuôi như trên ngày càng nhiều cả trong và ngoài nước. Luật Dương Gia với kinh nghiệm từng giải quyết nhiều hồ sơ nuôi con nuôi cả trong nước và có yếu tố nước ngoài sẽ giúp bạn giải quyết nhanh nhất, hiệu quả nhất yêu cầu nhận nuôi con nuôi hiện nay.
Mục lục bài viết
- 1 1. Nuôi con nuôi là gì? Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là gì?
- 2 2. Điều kiện việc nuôi con nuôi:
- 3 3. Hồ sơ, thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước:
- 4 4. Hồ sơ, thủ tục nhận nuôi con nuôi nước ngoài:
- 5 5. Dịch vụ xin nhận nuôi con nuôi của Luật Dương Gia trọn gói:
- 6 6. Các câu hỏi thường gặp khi nhận nuôi con nuôi:
- 6.1 6.1. Có thể nhận con riêng của vợ/chồng hoặc cháu từ Việt Nam làm con nuôi không?
- 6.2 6.2. Ông, bà có được nhận cháu làm con nuôi hay không? Anh, chị, em có được nhận nhau làm con nuôi hay không?
- 6.3 6.3. Nuôi con nuôi đích danh là gì?
- 6.4 6.4. Người đồng giới có được nhận con nuôi không?
- 6.5 6.5. Đã có con đẻ có được nhận thêm cháu hoặc trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi không?
- 6.6 6.6. Đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài ở đâu?
- 6.7 6.7. Lệ phí đăng lý nuôi con nuôi nước ngoài ở Việt Nam là bao nhiêu?
- 6.8 6.8. Có thể nhận con nuôi riêng của vợ/chồng làm con nuôi không?
- 6.9 6.9. Khi đăng ký nuôi con nuôi phải có mặt mấy lần tại Cơ quan có thẩm quyền?
- 7 7. Liên hệ sử dụng dịch vụ xin nhận con nuôi:
1. Nuôi con nuôi là gì? Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là gì?
1.1. Thế nào là con nuôi hợp pháp?
Đăng ký việc nuôi con nuôi là gì? Theo
Như vậy, con nuôi hợp pháp khi đáp ứng đủ 3 điều kiện:
– Xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
– Cha mẹ nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi tại sổ hộ tịch.
– Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
1.2. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là gì?
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.
2. Điều kiện việc nuôi con nuôi:
2.1. Điều kiện của người được nhận nuôi:
Căn cứ Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì người được nhận làm con nuôi cần có những điều kiện sau:
– Trẻ em (không có quan hệ họ hàng) dưới 16 tuổi
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi (có quan hệ họ hàng ruột thịt).
– Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng (Không được phép làm con nuôi riêng của vợ hoặc chồng).
Lưu ý:
– Khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt làm con nuôi.
– Đối với nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hiện nay chỉ ưu tiên giải quyết trường hợp nuôi con nuôi đích danh.
2.2. Điều kiện của người nhận nuôi:
Căn cứ theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định điều kiện đối với người nhận con nuôi đầy đủ như sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Hơn con nuôi tối thiểu từ 20 tuổi trở lên.
– Có điều kiện kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
– Có tư cách đạo đức tốt. Những người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, đang chấp hành quyết định xử lý hành chính, đang chấp hành hình phạt tù, người chưa được xóa án tích về một số tội không được nhận con nuôi.
Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không bị giới hạn điều kiện về độ tuổi và khả năng kinh tế, chỗ ở.
3. Hồ sơ, thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước:
3.1. Hồ sơ nhận nuôi con nuôi trong nước gồm những gì?
- Hồ sơ của người nhận nuôi:
Căn cứ Điều 17 Luật nuôi con nuôi 2010, người nhận con nuôi cần chuẩn bị hồ sơ gồm những loại giấy tờ sau:
+ Đơn xin nhận con nuôi;
+ Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
+ Phiếu lý lịch tư pháp số 01.
+ Văn bản xác nhận về tình trạng hôn nhân;
+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.
- Hồ sơ của trẻ được nhận nuôi:
Căn cứ Điều 18 Luật nuôi con nuôi 2010, người được nhận nuôi trong nước cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
+ Giấy khai sinh;
+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
+ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
+ Đối với trẻ em bị bỏ rơi cần có biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập;
+ Đối với trẻ em mồ côi cần có giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết;
+ Đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích cần có quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích;
+ Đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự cần có quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự;
+ Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
- Để được tư vấn pháp luật nuôi con nuôi, vui lòng liên hệ Tổng đài: 1900.6568.
- Để sử dụng dịch vụ nhận con nuôi, vui lòng liên hệ: 037.6999996.
3.2. Trình tự, thủ tục xin nhận nuôi con nuôi trong nước:
Bước 1: Người xin nhận nuôi con nuôi cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như nêu trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhận con nuôi
Người xin nhận con nuôi sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thì phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
Việc nhận nuôi con nuôi trong thời gian là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan
Việc nhận nuôi con nuôi do công chức tư pháp – hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi trực tiếp thực hiện kiểm tra hồ sơ.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận nhận nuôi con nuôi
Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và thực hiện ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ có đủ điều kiện theo quy định.
4. Hồ sơ, thủ tục nhận nuôi con nuôi nước ngoài:
4.1. Hồ sơ nhận nuôi con nuôi nước ngoài bao gồm:
- Hồ sơ của người xin nhận con nuôi:
+ Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu quy định).
+ Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.
+ Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam.
+ Bản điều tra về tâm lý, gia đình.
+ Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe.
+ Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản.
+ Phiếu lý lịch tư pháp.
+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.
+ Giấy tờ xác nhận nơi cư trú.
Một số trường hợp đặc biệt cần bổ sung các giấy tờ sau:
+ Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi.
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.
+ Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người đó nhận con nuôi Việt Nam và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.
- Hồ sơ của trẻ em được nhận làm con nuôi:
Hồ sơ được lập thành 03 bộ, gồm những giấy tờ sau:
+ Giấy khai sinh;
+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
+ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng.
Nghệ sĩ nhân dân Mạnh Cường nhận xét về dịch vụ của Luật Dương Gia!
- Để được tư vấn pháp luật nuôi con nuôi, vui lòng liên hệ Tổng đài: 1900.6568.
- Để sử dụng dịch vụ nhận con nuôi, vui lòng liên hệ: 037.6999996.
4.2. Thủ tục xin nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:
Bước 1: Người xin nhận nuôi con nuôi cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như nêu trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhận con nuôi
Người nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nộp hồ sơ đầy đủ tại Sở Tư pháp nơi trẻ được nhận làm con nuôi cư trú.
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan
+ Sở Tư pháp tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
+ Chuyển hồ sơ đến Cục nuôi con nuôi để trình hồ sơ phê duyệt.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận nhận nuôi con nuôi
Cục nuôi con nuôi – Bộ Tư pháp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
5. Dịch vụ xin nhận nuôi con nuôi của Luật Dương Gia trọn gói:
- Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu nuôi con nuôi, tư vấn sơ bộ, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ và báo giá cho khách hàng.
- Bước 2: Nếu khách hàng đồng ý với báo giá và tư vấn, Luật Dương Gia sẽ tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý.
- Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ bản cứng, tiến hành soạn thảo hồ sơ nhận nuôi con nuôi, cho khách hàng ký hồ sơ và nộp hồ sơ nhận nuôi con nuôi.
- Bước 4: Sửa đổi bổ sung hồ sơ nhận nuôi con nuôi (nếu có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền).
- Bước 5: Nhận kết quả và bàn giao kết quả là Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho khách hàng, kết thúc dịch vụ.
Nghệ sĩ nhân dân Trần Nhượng nhận xét về Luật sư của Luật Dương Gia!
- Để được tư vấn pháp luật nuôi con nuôi, vui lòng liên hệ Tổng đài: 1900.6568.
- Để sử dụng dịch vụ nhận con nuôi, vui lòng liên hệ: 037.6999996.
6. Các câu hỏi thường gặp khi nhận nuôi con nuôi:
6.1. Có thể nhận con riêng của vợ/chồng hoặc cháu từ Việt Nam làm con nuôi không?
– Trẻ em đáp ứng các điều kiện do luật pháp Việt Nam và nước sở tại quy định theo Công ước La Hay sẽ đủ điều kiện để được nhận làm con nuôi nước ngoài.
– Người nhận nuôi chứng minh được quan hệ cha dượng/mẹ kế hoặc cô, dì, chú, bác, cậu ruột của trẻ thì đủ điều kiện để được nhận con nuôi nước ngoài.
6.2. Ông, bà có được nhận cháu làm con nuôi hay không? Anh, chị, em có được nhận nhau làm con nuôi hay không?
Tại Điều 13 của Luật Nuôi con nuôi 2010, việc ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi là những hành vi bị cấm. Do đó, câu trả lời là không.
6.3. Nuôi con nuôi đích danh là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010, trường hợp người nước ngoài thường trú ở nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau:
– Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
– Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
– Có con nuôi là anh, chị em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
– Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
– Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
6.4. Người đồng giới có được nhận con nuôi không?
Việt Nam không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Khoản 3 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định: người nhận con nuôi là người độc thân hoặc cả hai người là vợ chồng. Do đó, hai người cùng giới tính chung sống với nhau như vợ chồng không được cùng nhau nhận con nuôi, có thể nhận con nuôi theo diện “người độc thân”.
6.5. Đã có con đẻ có được nhận thêm cháu hoặc trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi không?
Pháp luật Việt Nam không cấm người đã có con được nhận con nuôi, chỉ cần đáp ứng đủ những điều kiện của trẻ được nhận làm con nuôi và người nhận nuôi. Tuy nhiên, một số đối tượng lợi dụng việc cho nhận con nuôi con nuôi nhằm hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước thì sẽ bị cấm theo Điều 13 của Luật nuôi con nuôi (nếu chứng minh được đầy đủ cơ sở). Ví dụ như để hưởng chính sách của người có công với cách mạng, của dân tộc thiểu số,…
6.6. Đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài ở đâu?
Theo quy định tại Điều 9 của Luật nuôi con nuôi:
– Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc TW nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
– Nếu trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
– Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
6.7. Lệ phí đăng lý nuôi con nuôi nước ngoài ở Việt Nam là bao nhiêu?
– Lệ phí: 9.000.000 đồng/ 01 trường hợp. Giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi. Trường hợp nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi, thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài.
– Chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài đối với Người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam là 50.000.000 đồng/trường hợp. Khoản tiền này không bao gồm chi phí dịch vụ, đi lại, ăn ở và phí tổn phát sinh trên thực tế mà người nhận con nuôi trực tiếp chi trả, kể cả chi phí đưa trẻ em ra nước ngoài sau khi được giải quyết cho làm con nuôi.
6.8. Có thể nhận con nuôi riêng của vợ/chồng làm con nuôi không?
Trước khi kết hôn vợ/chồng đã con nuôi. Vậy sau khi kết hôn vợ/chồng hoàn toàn có thể nhận con nuôi riêng làm con nuôi mình. Trình tự thủ tục được vận dụng như đối với trường hợp cha dượng/mẹ kế nhận con riêng của vợ/chồng làm con nuôi.
6.9. Khi đăng ký nuôi con nuôi phải có mặt mấy lần tại Cơ quan có thẩm quyền?
Trường hợp các bạn được tư vấn, hướng dẫn qua Luật Dương Gia, số lần bạn phải đi lại để thực hiện thủ tục nuôi con nuôi sẽ được giảm thiểu tối đa nhất. Vì hồ sơ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ, thủ tục đã được nắm vững nên được thực hiện một cách nhanh gọn nhất.
7. Liên hệ sử dụng dịch vụ xin nhận con nuôi:
Luật Dương Gia là công ty Luật có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật tại Việt Nam. Chuyên cung cấp các dịch vụ Luật sư uy tín cho các quý khách hàng tại nói riêng và trên toàn quốc nói chung.
Đội ngũ Luật sư, Trợ lý Luật sư, Chuyên gia đông đảo có nhiều năm kinh nghiệm của Luật Dương Gia:
Luật Dương Gia có các Luật sư từng là các Kiểm sát viên của các Viện kiểm sát nhân dân. Có nhiều kinh nghiệm tham gia hoạt động tố tụng, tư vấn pháp luật. Tiêu biểu có thể kể đến:
Luật sư Đỗ Xuân Tựu
Trình độ học vấn: Cử nhân luật học. Nguyên Kiểm sát viên cao cấp Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hiện Luật sư giữ vai trò cố vấn cao cấp của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư Đoàn Văn Ba
Trình độ học vấn: Cử nhân luật học. Nguyên Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Đà Nẵng. Hiện Luật sư giữ vai trò cố vấn cao cấp của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư Vũ Văn Huân
Trình độ học vấn: Cử nhân Luật học, Đại học Luật Hà Nội. Nguyên Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Phú Yên. Luật sư Vũ Văn Huân đã có hơn 20 năm công tác làm việc trong lĩnh vực pháp luật.
Luật sư Nguyễn Văn Dương
Trình độ học vấn: Thạc sĩ Luật học, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA). Luật sư Nguyễn Văn Dương là Giám đốc công ty Luật TNHH Dương Gia và đã có hơn 10 năm kinh nghiệm hành nghề, tư vấn pháp luật.
Luật sư Nguyễn Đức Thắng
Trình độ học vấn: Thạc sĩ Luật học. Nguyên Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Đà Nẵng. Luật sư Nguyễn Đức Thắng đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc, công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Luật sư Nguyễn Hoài Bão
Trình độ học vấn: Thạc sĩ Luật học. Nguyên Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Đà Nẵng. Luật sư Nguyễn Hoài Bão đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc, công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Luật sư Đinh Thùy Dung
Trình độ học vấn: Thạc sĩ Luật học. Luật sư Đinh Thùy Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc, công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Luật sư Nguyễn Thị Yến
Trình độ học vấn: Thạc sĩ Luật học. Luật sư Nguyễn Thị Yến đã có gần 10 năm kinh nghiệm làm việc, công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Luật sư Phạm Thị Ngọc Ánh
Trình độ học vấn: Cử nhân Luật học. Luật sư Phạm Thị Ngọc Ánh đã có 5 năm kinh nghiệm làm việc, công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Để sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin liên hệ chi tiết như sau:
- Địa chỉ Hội sở Miền Bắc: Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Địa chỉ Hội sở Miền Trung: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
- Địa chỉ Hội sở Miền Nam: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
- Số tổng đài
: 1900.6568tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Yêu cầu dịch vụ Luật sư: 037.6999996 (có thể liên hệ qua Zalo)
- Email tiếp nhận yêu cầu dịch vụ: [email protected]
Giới thiệu về Công ty Luật TNHH Dương Gia + Dịch vụ Luật sư uy tín!
Luật Dương Gia rất mong nhận được sự hợp tác từ phía quý khách hàng! Hy vọng và chắc chắn rằng, quý khách hàng sẽ có những trải nghiệm dịch vụ Luật sư tuyệt vời với Luật Dương Gia. Trân trọng cảm ơn!