Quy chế pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam có những đặc điểm gì? Một số hạn chế về địa vị pháp lý hành chính của người nước ngoài so với công dân Việt Nam? Quy chế và địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam? Người nước ngoài được nước sở tại cho hưởng chế độ pháp lý nào?
Quy chế được hiểu là một văn bản hoặc toàn thể văn bản được pháp luật ban hành theo trình tự nhất định và có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các thành viên của cơ quan tổ chức thuộc phạm vi ban hành của quy chế, đối với các trường hợp ban hành cá quy chế pháp lý đối với người nước ngoài tại Việt Nam cũng cân được thực hiện tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Vậy để hiểu thêm về Quy chế và địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đâycủa chúng tôi.
1. Quy chế pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam có những đặc điểm gì?
Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài ở Việt nam điều này được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ban hành và được nhà nước cộng hoà XHCN Việt nam bảo đảm thực hiện theo các quy định và trình tự thủ tục. Quy chế này có 3 đặc điểm chính cụ thể đó là:
– Thứ nhất, Mặc dù công dân nước ngoài cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật và chịu sự Pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch, nhưng nhà nước Việt nam chỉ thừa nhận và bảo đảm việc tham gia vào quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở những quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật Việt Nam theo quy định. Theo đó, Nhà nước Việt Nam chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật của Việt nam khi cư trú trên lãnh thổ Việt nam mà không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với họ khi vi phạm pháp luật của nước khác theo quy định của pháp luật
– Việc Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bình đẳng trong việc tham gia vào quản lý hành chính nhà nước theo quy định không phân biệt màu da, không phân biệt tôn giáo, nghề nghiệp, giới tính, Và không phân biệt thành phần xã hội.
2. Một số hạn chế về địa vị pháp lý hành chính của người nước ngoài so với công dân Việt Nam
– Người nước ngoài không có quyền bầu cử và cũng không có quyền ứng cử vào các cơ quan quyền lực của nhà nước Việt Nam, không có quyền tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước với tư cách là cán bộ, hay công chức Tại Việt Nam
– Theo quy định của pháp luật thì Người nước ngoài không phải làm nghĩa vụ quân sự đối với Nhà nước Việt Nam không bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, hay phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào các cơ sở giáo dục, đưa vào các cơ sở chữa bệnh và quản chế hành chính theo quy định
– Đối với Người nước ngoài Họ có quyền làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.Tuy nhiên phải có giấy phép lao động do Bộ Lao động – thương binh và xã hội Việt Nam cấp theo quy định
– Người nước ngoài họ có quyền kinh doanh theo quy định, Nhưng trừ một số ngành nghề liên quan đến an ninh quốc phòng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam xác lập và thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu tư của các tổ chức, hay các cá nhân nước ngoài vào Việt Nam.
– Nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định, và bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam và Người nước ngoài được vào học tại các trường học Việt Nam, trừ một số trường, ngành học có liên quan đến an ninh quốc phòng do pháp luật quy định cụ thê
– Người nước ngoài họ có quyền kết hôn với công dân Việt Nam theo quy định, Bên cạnh đó nếu kết hôn với công dân Việt Nam đang phục vụ trong quân đội, hay kết hôn với các ngành liên quan đến bí mật quốc gia phải được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận việc kết hôn đó không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật quốc gia hoặc không trái với quy chế của ngành đótheo quy định và Người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi với một số điều kiện nhất định.
– Người nước ngoài được cư trú ở Việt Nam dưới hình thức tạm trú hoặc thường trú ngoài những khu vực cấm theo quy định cụ thể của pháp luật Việt nam,thì người nước ngoài ở Việt Nam có thể bị chấm dứt cư trú trước thời hạn nếu bị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trục xuất và Người nước ngoài không được kết nạp vào một số tổ chức xã hội của Việt Nam theo quy định
3. Quy chế và địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam
Người nước ngoài là người không có quốc tịch, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch:
– Quy chế pháp lý của người nước ngoài mang tính song trung pháp luật: khi cư trú làm ăn sinh sống ở nước sở tại thì người nước ngoài cùng lúc chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật là pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch và pháp luật của nước sở tại nơi người đó cư trú và làm ăn sinh sống.
– Địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của nước ngoài của nước ngoài khi sinh sống cư trú làm ăn ở Việt Nam.
3.1. Quyền được hưởng
– Quyền cư trú đi lại: cho phép người nước ngoài tự do đi lại, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam trừ một số lĩnh vực an ninh.
– Quyền hành nghề: cho phép người nước ngoài tự do chọn nghề nghiệp trong khuân khổ pháp luật. Tuy nhiên hạn chế người nước ngoài làm việc trong một số ngành nghề an ninh quốc phòng. Được phép làm luật sự tư vấn pháp luật tại Việt Nam với điều kiện học qua trường Luật tại Việt Nam.
– Quyền được sở hữu và thừa kế trong trường hợp được thừa kề tài sản từ người khác hau được phép sở hữu tài sản theo quy định.
– Quyền được học tập: cho phép người nước ngoài tự do lựa chọn các trường tuy nhiên hạn chế một số trường liên quan đến an ninh quốc phòng.
– Quyền tác giả và sở hữu công nghiệp quy định trong các Điều 774 và Điều 775 Bộ luật dân sự.
– Quyền trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: cho phép người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam, được phép nuôi con nuôi nếu đủ các điều kiện nuôi, và phải bảo đảm bình đẳng quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em.
– Quyền tố tụng dân sự: áp dụng theo chế độ đãi ngộ quốc gia, người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài khi khởi kiện ở
3.2. Nghĩa vụ
– Tôn trọng pháp luật Việt Nam, tuân thủ theo các quy định đã ban hành khi làm ăn sinh sống và làm việc.
– Tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống tín ngưỡng tôn giáo cũng như lịch sử của Việt Nam
– Khi người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất vi phạm họ có thể bị xử phạt, bị trục xuất trước thời hạn hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người nước ngoài được nước sở tại cho hưởng chế độ pháp lý nào
Theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các nước, người nước ngoài được hưởng các chế độ pháp lý sau:
– Chế độ đãi ngộ như công dân cụ thể là người nước ngoài được hưởng các quyền dân sự và có các quyền lao động, hay cũng như thực hiện các nghĩa vụ ngang hoặc tương đương với những quyền và nghĩa vụ mà công dân nước sở tại đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp pháp luật quy định
– Chế độ tối huệ quốc cụ thể đó là người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng một chế độ mà nước sở tại dành cho người nước ngoài theo quy định và pháp nhân nước ngoài của bất kỳ nước thứ ba nào đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai mà theo đó người nước ngoài được hưởng
– Chế độ đãi ngộ đặc biệt cụ thể là người nước ngoài, hay thậm chí pháp nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật được hưởng những ưu tiên, hay các ưu đãi đặc biệt hoặc quyền đặc hưởng mà nước sở tại dành cho họ (thậm chí chính công dân nước sở tại cũng không được hưởng) theo quy định của pháp luật
Các ưu tiên, hay ưu đãi hoặc các đặc quyền này thường được quy định trong luật pháp của các quốc gia cũng như trong các điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật
– Chế độ có đi có lại cụ thể như việc thể hiện ở việc một quốc gia dành một chế độ pháp lý nhất định cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài tương ứng như trước đó đã dành và sẽ dành cho công dân và pháp nhân của mình ở đó trên cơ sở có đi có lại hay đơn giản là Do các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau và sự phát triển của các quốc gia là không đồng đều trên thực tế,dẫn tới trong thực tiễn Tư pháp quốc tế chế độ có đi có lại được thể hiện dưới hai cách đó là có đi có lại thực chất và có đi có lại hình thức. Theo đó chúng ta có thể thấy người nước ngoài được hưởng khá nhiều các quyền về chế độ pháp lý tại việt nam
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Quy chế và địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam và các thông tin pháp lý khác dựa trê quy định của pháp luạt hiện hành.