Bạn là người đam mê kinh doanh, bạn muốn làm chủ của một doanh nghiệp như sản xuất, mua bán, đào tạo học viên,… nhưng bạn không hiểu rõ quy mô công ty bao nhiêu sẽ hợp lý, vốn đầu tư bao nhiêu, địa vị pháp lý của từng loại hình doanh nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Địa vị pháp lý doanh nghiệp là gì?
Địa vị pháp lý là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với những chủ thể pháp luật khác dựa trên cơ sở các quy định pháp luật, vai trò của địa vị pháp lý rất quan trọng, bởi chỉ khi thông qua địa vị pháp lý chúng ta mới có thể phân biệt được những chủ thể pháp luật khác nhau, thấy rõ được sự khác biệt giữa chủ thể này với chủ thể khác.
2. Địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp:
2.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên:
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là Doanh nghiệp do 1 tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ, tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ.
– Địa vị pháp lý của Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
+ Chỉ có 1 thành viên và thành viên đó phải là tổ chức. Tổ chức là chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên phải là pháp nhân.
+ Có tư cách pháp nhân và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn Điều lệ của Công ty.
+ Công ty được quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của Công ty cho các tổ chức cá nhân khác
+ Không được quyền phát hành cổ phiếu.
Cơ cấu tổ chức quản lý
– Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quản lý và hoạt động của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu Công ty.
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Mô hình chủ tịch Công ty: gồm chủ tịch Công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
– Chủ tịch Công ty là người trực tiếp giúp chủ sở hữu trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
Vốn và chế độ tài chính
– Chủ sở hữu phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã đăng ký
– Chủ sở hữu Công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp vào Công ty mà chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác
– Chủ sở hữu Công ty không được rút lợi nhuận của Công ty khi Công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả
+ Tăng: tăng vốn góp của chủ sở hữu Công ty hoặc điều chỉnh mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản của Công ty
+ Giảm: chỉ khi giá trị tài sản của Công ty bị mất giá
2.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên trở lên:
Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên trở lên là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, trong đó thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức số lượng thành viên ít nhất là 2 và nhiều nhất không vượt quá 50 người
Địa vị pháp lý Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên
+ Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có tài sản riêng tách bạch với tài sản của các thành viên Công ty
+ Thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân nhưng số lượng thành viên ít nhất phải là 2 và không vượt quá 50 người
+ Không được quyền phát hành cổ phiếu
+ Công ty chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh bằng tài sản của Công ty
Cơ cấu phụ thuộc vào số lượng thành viên của Công ty. Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn có số lượng thành viên 11 thì cơ cấu tổ chức của nó gồm:
+ Hồi đồng thành viên
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên
+ Giám đốc/Tổng giám đốc
Số lượng thành viên 11 thì gồm như trên và thêm Ban kiểm soát
Hội đồng thành viên
– Gồm tất cả các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Hội đồng thành viên có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến sự tồn tại, hoạt động và giải thể Công ty
– Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua bằng 2 hình thức: biểu quyết tại cuộc họp và lấy ý kiến bằng văn bản
– Hội đồng thành viên phải họp ít nhất mỗi năm 1 lần, họp bất thường phải theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên đại diện cho 35% vốn điều lệ của Công ty
– Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số lượng thành viên dự đại diện ít nhất 65% vốn điều lệ
– Thành viên có thể uỷ quyền bằng văn bản cho thành viên khác dự họp Hội đồng thành viên
– Thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên, hình thức biểu quyết do điều lệ công ty quy định
Chủ tịch Hội đồng thành viên
– Do Hội đồng thành viên bầu ra theo từng nhiệm. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại
– Chủ tịch Hội đồng thành viên phải là thành viên của Công ty
– Chủ tịch Hội đồng thành viên có trách nhiệm điều hành hoạt động của Hội đồng thành viên, đảm bảo cho các thành viên được tham gia vào việc ra quyết định của Hội đồng thành viên
– Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm làm Giám đốc/Tổng Giám đốc được hưởng lương và lợi ích khác theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Giám đốc/Tổng giám đốc Công ty
– Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty do Hội đồng thành viên
– Giám đốc có thể là thành viên hoặc không là thành viên của Công ty. Giám đốc được hưởng lương và lợi ích khác theo quyết định của Hội đồng thành viên trên cơ sở
Ban kiểm soát
Là cơ quan thay mặt các thành viên công ty kiểm soát hoạt động của công ty
Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, trưởng Ban kiểm soát do điều lệ Công ty qui định
Vốn và chế độ tài chính
– Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phiếu ra thị trường để công khai huy động vốn
– Hội đồng thành viên có thể quyết định tăng vốn góp của Công ty bằng cách:
+ Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng của Công ty.
+ Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới
– Hội đồng thành viên có thể quyết định giảm vốn điều lệ của Công ty bằng cách:
+ Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm của Công ty.
+ Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của Công ty
– Phần vốn góp của các thành viên phải ghi đầy đủ trong điều lệ của Công ty
– Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế chỉ có thể trở thành thành viên của Công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận
– Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi Công ty có lãi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác và ngay sau khi chia lợi nhuận Công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đã đến hạn khác
– Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả thì Giám đốc Công ty phải
2.3. Công ty cổ phần:
Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
Địa vị pháp lý Công ty cổ phần
– Số lượng thành viên tối thiểu là 3, thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức
– Vốn điều lệ của Công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác. Công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty. Các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
– Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng
– Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn điều lệ
– Cổ phần, cổ phiếu
– Cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty, được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu.
– Trong Công ty cổ phần có các loại cổ phần: cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông
+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết
+ Cổ phần ưu đãi cổ tức
+ Cổ phần ưu đãi hoàn lại
+ Cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định
– Cổ phần phổ thông của công ty cổ phần không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Nhưng cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông
– Cổ phiếu có thể mua bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật,
– Các loại cổ đông
+ Cổ đông phổ thông: là người có cổ phần phổ thông, loại cổ phần mà công ty cổ phần bắt buộc phải có.
+ Cổ đông ưu đãi biểu quyết: là cổ đông có cổ phần ưu đãi biểu quyết
+ Cổ đông ưu đãi cổ tức: là người có cổ phần ưu đãi cổ tức. Cổ tức ưu đãi bao gồm hai phần: cổ tức cố định và cổ tức thưởng
– Công ty giải thể, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức được nhận lại 1 phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết cho chủ nợ và cổ phần ưu đãi hoàn lại
Tổ chức quản lý nội bộ Công ty cổ phần
– Đại hội đồng cổ đông
– Hội đồng quản trị
– Giám đốc/Tổng giám đốc
Đối với Công ty cổ phần 11 thành viên thêm Ban kiểm soát
Đại hội đồng cổ đông
Gồm tất cả các thành viên (cổ đông) có quyền biểu quyết
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người có thẩm quyền triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc theo yêu cầu của cổ đông hay nhóm cổ đông sở hữu > 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất là 6 tháng. Cuộc họp được tiến hành khi có cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% số cổ phần có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định của mình dưới 1 trong 2 hình thức
– Biểu quyết tại cuộc họp
– Lấy ý kiến bằng văn bản.
Hội đồng quản trị
– Hội đồng quản trị gồm không quá 11 thành viên, nhiệm kỳ tiêu chuẩn và số lượng cụ thể của thành viên Hội đồng quản trị do điều lệ Công ty qui định.
– Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể. Mọi vấn đề liên quan đến quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị phải được xem xét và quyết định tại các phiên họp của Hội đồng quản trị bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác do điều lệ Công ty qui định.
– Hội đồng quản trị họp thường kỳ mỗi quí ít nhất 1 lần, ngoài ra còn có thể họp bất thường, trong trường hợp cần thiết theo đề nghị của Ban kiểm soát hoặc những người khác được qui định tại điều lệ của Công ty
– Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ 2/3 tổng số thành viên trở lên tham dự.
– Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp chấp thuận, trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có chủ tịch Hội đồng quản trị.
– Thủ tục triệu tập và tổ chức cuộc họp Hội đồng quản trị do điều lệ hoặc qui chế quản lý nội bộ Công ty qui định. Cuộc họp Hội đồng quản trị được ghi đầy đủ vào sổ biên bản.
– Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc/Tổng giám đốc trừ trường hợp điều lệ Công ty có qui định khác.
Giám đốc/Tổng giám đốc công ty
– Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm trong số thành viên Hội đồng quản trị hoặc người khác làm Giám đốc
– Nếu điều lệ Công ty không qui định chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc/Tổng giám đốc sẽ là người đại diện theo pháp luật của Công ty
Ban kiểm soát
– Có từ 3 – 5 thành viên trong đó phải có ít nhất 1 thành viên có chuyên môn về kế toán. Ban kiểm soát bầu 1 thành viên là trưởng ban
– Trưởng Ban kiểm soát phải là cổ đông
– Ban kiểm soát được lập ra để kiểm tra giám sát hoạt động quản lý điều hành của Hội đồng quản trị, Giám đốc và những người quản lý Công ty
– Nhiệm kỳ, chế độ làm việc và thù lao cho thành viên Ban kiểm soát do điều lệ Công ty qui định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định
Chế độ vốn và tài chính của Công ty cổ phần
– Các cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán trong 3 năm đầu kể từ ngày Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Trong điều lệ công ty phải giữ đúng số vốn điều lệ, số cổ phần mà cổ đông sáng lập cam kết mua, loại cổ phần, mệnh giá cổ phiếu và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại
– Tiền mua cổ phần phải chuyển vào tài khoản của Công ty sau khi Công ty có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Công ty có thể mua lại không quá 30% tổng cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần loại khác đã bán nhưng chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông
– Số cổ phần mua lại được coi như số cổ phần chưa bán trong số cổ phần được chào bán
– Công ty cổ phần được trả cổ tức cho cổ đông khi Công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác
2.4. Công ty hợp danh:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp mà trong đó ít nhất có 2 thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của Công ty.
– Có ít nhất 2 thành viên hợp danh, ngoài ra còn có thể có các thành viên góp vốn.
– Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh dưới 1 hãng chung và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
– Công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân.
– Không được phép phát hành bất cứ 1 loại chứng khoán nào.
Thành viên của Công ty hợp danh
Là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh trên danh nghĩa công ty, chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của Công ty.
Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau:
+ Đã chết hoặc bị toà án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
+ Tự nguyện rút khỏi Công ty hoặc bị khai trừ khỏi Công ty trong trường hợp này các thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của Công ty đã phát sinh trước khi đăng ký chấm dứt tư cách thành viên đó với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Thành viên góp vốn
– Có thể là cá nhân hay tổ chức.
– Chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi phần vốn góp.
– Không có quyền hoạt động nhân danh Công ty, không có quyền điều hành Công ty.
– Được chia lợi nhuận theo tỷ lệ qui định trong điều lệ Công ty
– Thành viên góp vốn được tiếp nhận khi được sự đồng ý của tất cả các thành viên hợp danh trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác.
Cơ cấu tổ chức của Công ty
Theo quy định tại
Hội đồng thành viên: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty bao gồm tất cả các thành viên hợp danh. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả các hoạt động của Công ty, khi họp hội đồng thành viên các thành viên hợp danh có quyền biểu quyết ngang nhau.
Quyết định những vấn đề sau phải theo nguyên tắc nhất trí
+ Cử giám đốc Công ty.
+ Tiếp nhận thành viên.
+ Khai trừ thành viên hợp danh
+ Bổ sung sửa đổi điều lệ Công ty
+ Tổ chức lại, giải thể Công ty
+ Hợp đồng của Công ty hợp danh với thành viên hợp danh, với người có liên quan của thành viên hợp danh.
– Tất cả các quyết định của Hội đồng thành viên sẽ được ghi vào biên bản và phải được lưu giữ tại trụ sở chính của Công ty.
Giám đốc Công ty: do Hội đồng thành viên cử trong số thành viên hợp danh
+ Phân công, điều hoà và phối hợp công việc của các thành viên Hội đồng .
+ Điều hành công việc trong Công ty.
+ Thực hiện các công việc khác theo uỷ quyền của thành viên hợp danh.
– Vốn của công ty hợp danh
– Công ty hợp danh không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn trong công chúng.
– Khi thành lập công ty các thành viên phải góp vốn vào vốn điều lệ của công ty. Số vốn mà mỗi thành viên cam kết góp vào công ty phải được ghi rõ trong điều lệ công ty.
– Vốn điều lệ của công ty hợp danh trong 1 số ngành nghề theo quy định của pháp luật không được thấp hơn vốn pháp định
– Công ty hợp danh có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng phần vốn góp của các thành viên công ty hoặc kết nạp thêm thành viên mới vào công ty
– Thành viên hợp danh chỉ được hoàn trả phần vốn góp khi rút khỏi công ty theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Việc hoàn trả phần vốn góp theo giá thỏa thuận hoặc giá được xác định dựa trên nguyên tắc quy định trong điều lệ công ty.
– Thành viên góp vốn có quyền rút phần vốn góp của mình ra khỏi công ty, nếu được đa số thành viên hợp danh đồng ý. Thành viên góp vốn cũng có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác nếu không trái với điều lệ công ty.
2.5. Doanh nghiệp tư nhân:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào;
+ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân;
+ Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin mà Luật Dương Gia chúng tôi muốn gửi đến các bạn đọc.