Địa vị pháp lý của chủ thể tiến hành tố tụng hình sự. Chủ thể tiến hành tố tụng gồm cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng hình sự.
Địa vị pháp lý của chủ thể tiến hành tố tụng hình sự. Chủ thể tiến hành tố tụng gồm cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng hình sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi muốn nhờ Luật sư giải đáp giúp vấn đề như sau:
So sánh địa vị pháp lý của các chủ thể tiến hành tố tụng trong giai đoạn điêu tra ,truy tố, xét xử sơ thẩm. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Bộ Luật tố tụng hình sự 2003, tại Chương III có quy định về các chủ thể tiến hành tố tụng, bao gồm: Cơ quan tiến hành tố tụng và Người tiến hành tố tụng.
* Các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có: Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Toà án.
* Những người tiến hành tố tụng gồm có:
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên;
– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên;
– Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án.
* Địa vị pháp lý:
+) Các cơ quan tiến hành tố tụng:
1, Cơ quan điều tra:
– Lập hồ sơ vụ án, tiến hành các biện pháp lấy lời khai người làm chứng, hỏi cung bị ca.
– Bắt giữ, áp giải, tạm giam bị can
– Khám nghiệm hiện trường tử thi
– Thủ trưởng cơ quan điều tra có quyền khởi tố bị can và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát.
2, Viện kiểm sát:
– Kiểm sát việc khởi tố, các hoạt động điều tra của cơ quan điều tra, việc bắt giữ, tạm giam.
– Tham gia phiên tòa, đọc cáo trạng, hỏi và đưa ra chứng cứ thực hiện việc luận tội.
– Kiểm sát việc thi hành án, quyết định của Tòa.
3, Tòa án:
Bao gồm: Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán.
Chánh án đứng đầu cơ quan xét xử (Tòa án ).
Chánh án có quyền phân công thẩm phán xét xử, ra quyết định thi hành án hình sự hoặc hoãn chấp hành hình phạt tù.
Thẩm phán là người đại diện Tòa án đứng ra chủ trì trong phiên tòa và xét xử vụ án.
Quyết định của Thẩm phán là cao nhất trong phiên tòa.
+) Người tiến hành tố tụng:
1, Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra;
– Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên trong việc điều tra vụ án hình sự;
– Kiểm tra các hoạt động điều tra của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên;
– Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên;
– Quyết định thay đổi Điều tra viên;
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.
Khi Thủ trưởng Cơ quan điều tra vắng mặt, một Phó Thủ trưởng được Thủ trưởng uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng. Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được giao.
Khi thực hiện việc điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quyết định không khởi tố vụ án; quyết định nhập hoặc tách vụ án;
– Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn;
– Quyết định truy nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, xử lý vật chứng;
– Quyết định trưng cầu giám định, quyết định khai quật tử thi;
– Kết luận điều tra vụ án;
– Quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra;
– Trực tiếp tiến hành các biện pháp điều tra; cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.
Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều này.
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
2, Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên
Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Lập hồ sơ vụ án hình sự;
– Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;
– Quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người làm chứng;
d) Thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản;
– Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;
– Tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những hành vi và quyết định của mình.
3, Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự;
– Quyết định phân công Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự;
– Kiểm tra các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên;
– Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án theo quy định của pháp luật;
– Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên;
– Quyết định rút, đình chỉ hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới;
– Quyết định thay đổi Kiểm sát viên;
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
Khi Viện trưởng Viện kiểm sát vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng. Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về nhiệm vụ được giao.
Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;
– Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên;
– Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn; quyết định gia hạn điều tra, quyết định gia hạn tạm giam; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can;
– Quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra;
– Quyết định hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra;
– Quyết định chuyển vụ án;
– Quyết định việc truy tố, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định trưng cầu giám định;
– Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, quyết định phục hồi điều tra, quyết định xử lý vật chứng;
– Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định của Toà án;
– Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều này.
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
4, Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra;
– Đề ra yêu cầu điều tra;
– Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;
– Kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam;
– Tham gia phiên toà; đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên toà;
– Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, của những người tham gia tố tụng và kiểm sát các bản án, quyết định của Toà án;
– Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Toà án;
– Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.
Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát về những hành vi và quyết định của mình.
5, Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Chánh án Toà án có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Tổ chức công tác xét xử của Toà án;
– Quyết định phân công Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết, xét xử vụ án hình sự; quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự;
– Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa;
– Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án theo quy định của Bộ luật này;
– Ra quyết định thi hành án hình sự;
– Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù;
– Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;
– Quyết định xoá án tích;
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Khi Chánh án Tòa án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án. Phó Chánh án phải chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
Khi tiến hành việc giải quyết vụ án hình sự, Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam; quyết định xử lý vật chứng;
– Quyết định chuyển vụ án;
– Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, Phó Chánh án Toà án có các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
Chánh án, Phó Chánh án Toà án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
6, Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán
Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà;
– Tham gia xét xử các vụ án hình sự ;
– Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;
– Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều này còn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này;
– Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
– Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
– Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà;
– Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân công của Chánh án Toà án.
Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa.
Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
7, Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm
Hội thẩm được phân công xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà;
– Tham gia xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm;
– Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
Hội thẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
8, Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án
Thư ký Tòa án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Phổ biến nội quy phiên toà;
– Báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên toà;
– Ghi biên bản phiên toà;
– Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về những hành vi của mình.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
– Nguyên tắc công tố trong tố tụng hình sự
– Đối chất và nhận dạng trong tố tụng hình sự
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hình sự miễn phí