Đi xuất khẩu lao động về nước trước thời hạn có được bồi thường không? Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Đi xuất khẩu lao động về nước trước thời hạn có được bồi thường không? Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có đi xuất khẩu lao động tại Ả Rập Xê – Út. Trong hợp đồng công ty môi giới ghi rõ công việc chính của tôi là: Lái xe gia đình nhưng khi qua đây tôi được phân công làm công việc là: Giúp việc gia đình như lau dọn và quét dọn nhà cửa, không những vậy trong hợp đồng còn sai rất nhiều khoản khác ví dụ như giờ làm việc và chế độ ăn uống. Trong khi đó có người đã đến gặp tôi tại đây và bảo không cần nói đến việc hợp đồng mà đã phổ biến cho tôi qua đây làm trang trại mặc dù tôi chưa được ai phổ biến cả. Tôi đã gặp bà chủ và bà đã đồng ý cho tôi về lại Việt Nam, tôi đã nộp 40 triệu và trước khi bay tôi cũng đã nộp thêm 300USD. Tôi muốn hỏi luật sư trong trường hợp này tôi có được Đại sứ quán ở đây cho về nước và ai sẽ trả chi phí vé máy bay để tôi về và bên kia có bồi thường cho tôi khi không đúng như trong hợp đồng. Tôi phải làm như thế nào thưa luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 8 Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH quy định nội dung của hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:
“Điều 8. Nội dung
1. Thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng
Thông tin về doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp bao gồm: Tên đầy đủ, tên giao dịch; Người đại diện; Địa chỉ đăng ký kinh doanh và địa chỉ giao dịch; số Giấy phép chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, ngày cấp, mã số thuế (nếu có), số tài khoản; Điện thoại, fax, email; các thông tin liên quan khác.
Thông tin về người lao động bao gồm: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; hộ khẩu thường trú; địa chỉ liên lạc; số điện thoại; số chứng minh thư nhân dân; số hộ chiếu và địa chỉ báo tin khi cần thiết.
2. Trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải quy định cụ thể:
– Tên Công ty sử dụng lao động và địa điểm làm việc;
– Ngành nghề, công việc mà người lao động sẽ đảm nhận ở nước ngoài;
– Điều kiện làm việc, sinh hoạt và chế độ đối với người lao động:
+ Thời hạn hợp đồng;
+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
+ Tiền lương, các chế độ khác và tiền thưởng (nếu có);
+ Hình thức trả lương;
+ Tiền làm thêm giờ;
+ An toàn, vệ sinh và bảo hộ lao động;
+ Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt;
+ Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;
+ Chế độ bảo hiểm;
+ Quy định rõ trách nhiệm bố trí phương tiện đưa đón lao động và chi trả chi phí giao thông từ Việt Nam đến điểm nhập cảnh tại nước tiếp nhận lao động, từ điểm nhập cảnh tại nước tiếp nhận lao động đến nơi lao động làm việc và ngược lại;
+ Quy định cụ thể, chi tiết các trường hợp người lao động về nước trước hạn và trách nhiệm của các bên trong việc chi trả chi phí giao thông cho người lao động về nước;
+ Các chi phí đối với người lao động: tiền môi giới (nếu có); tiền dịch vụ (nếu có); tiền ký quỹ (nếu có);
+ Quy định cụ thể về mức tiền, đồng tiền dùng để thanh toán, lộ trình thanh toán (tiến độ, thời điểm, phương thức thanh toán) đối với tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ (nếu có).
3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp
Trong hợp đồng phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp trong việc tổ chức tuyển chọn, đào tạo lao động trước xuất cảnh, làm các thủ tục đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ lao động trong quá trình làm việc ở nước ngoài, xử lý các rủi ro phát sinh trong quá trình lao động làm việc ở nước ngoài và thanh lý hợp đồng.
4. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
Trong hợp đồng phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người lao động trong quá trình đào tạo và làm thủ tục xuất cảnh, trong thời gian làm việc ở nước ngoài, kết thúc hợp đồng và trở về nước.
5. Thanh lý hợp đồng
Các bên có trách nhiệm quy định cụ thể về: Các trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng; Trình tự thủ tục chấm dứt hợp đồng bởi các bên; Trách nhiệm của các bên sau khi chấm dứt hợp đồng.
6. Giải quyết tranh chấp
Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật; các tranh chấp chưa được thỏa thuận trong hợp đồng thì giải quyết trên cơ sở quy định của pháp luật có liên quan.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mặt khác, theo quy định Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 2006, tổ chức môi giới đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh về những thiệt hại do doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn đi đi xuất khẩu lao động tại Ả Rập Xê – Út, trong hợp đồng công ty môi giới ghi rõ công việc chính của bạn là: Lái xe gia đình nhưng khi sang nước ngoài, bạn được phân công làm công việc là Giúp việc gia đình như lau dọn và quét dọn nhà cửa; trong hợp đồng còn sai rất nhiều điều khoản khác như giờ làm việc và chế độ ăn uống. Bạn đã đến gặp bà chủ và được đồng ý cho trở về Việt Nam, bạn đã nộp 40 triệu trước khi bay và nộp thêm 300USD để về nước. Nếu bạn đã thỏa thuận với người chủ ở nước ngoài về việc bồi thường thì bạn có thể trở về Việt Nam. Khi quay về Việt Nam, bạn xem lại nội dung trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có quy định trách nhiệm của bên môi giới khi không thực hiện theo đúng hợp đồng và bồi thường các chi phí khác có liên quan hay không? Nếu có thì bạn có quyền yêu cầu công ty môi giới bồi thường theo đúng thỏa thuận của hai bên do bên công ty môi giới gây ra.