Phương tiện được đưa ra thị trường sử dụng thì chủ phương tiện cần tôn trọng theo nguyên bản của nhà sản xuất. Tuy nhiên, tình trạng độ xe diễn ra ngày càng phổ biến tiền ẩn nhiều nguy hiểm trong tham gia giao thông. Vậy, chủ phương tiện đi xe độ có bị xử phạt không? Độ xe thế nào không bị phạt?
Mục lục bài viết
1. Độ xe thế nào để không bị phạt?
Hiện nay thuật ngữ đỗ xe được sử dụng để nhằm thể hiện cho việc thay thế làm mới cho chiếc xe thuộc sở hữu của mình khác đi so với nguyên bản của chúng. Thông thường ý tưởng độ xe thường xuất hiện với những người có độ tuổi còn trẻ và họ muốn cho chiếc xe của mình trông mạnh mẽ và trở nên khác biệt so với sản phẩm nguyên bản từ nhà sản xuất. Đây là một nhu cầu chính đáng của chủ sở hữu Tuy nhiên trong luật giao thông đường bộ có quy định việc thay đổi màu sơn thiết kế ban đầu nếu diễn ra một cách tự ý tự phát không đúng với giấy đăng ký xe trụ phương tiện có thể bị áp dụng mức phạt tiền với hành vi vi phạm.
Xét trên thực tế các nhà sản xuất khi đưa sản phẩm ra thị trường đã có sự tính toán kỹ càng và thử nghiệm cẩn thận trước khi đưa vào sử dụng trên thực tế. Đương nhiên những sản phẩm này đã phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và mục đích sử dụng bảo an toàn cho quá trình sử dụng. Chính vì vậy việc tự ý độ xe không tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất như làm thay đổi cấu tạo hình dáng có thể dễ gây tai nạn giao thông gây nguy hiểm cho chính chủ sở hữu cũng như những người tham gia lưu thông xung quanh.
Như vậy, hành vi độ xe không phải là hành vi hoàn toàn bị nghiêm cấm trong pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình này phải diễn ra trong sự cho phép của Luật giao thông đường bộ và những luật khác có liên quan. Việc thay thế các phụ kiện bên ngoài không làm ảnh hưởng đến kết cấu ban đầu hoặc ảnh hưởng đến quá trình vận hành thì không hề bị cấm đoán, chỉ khi cá nhân, tổ chức tự ý thay đổi kết cấu tổng thể cấu tạo xe thì mới là hành vi vi phạm luật giao thông.
2. Đi xe độ có bị phạt không?
Để trả lời được câu hỏi đi xe độ có bị phạt hay không thì bạn đọc cần nắm rõ những quy định của Luật giao thông đường bộ về việc các chủ phương tiện tham gia giao thông không được thực hiện những hành vi nào để biết cách tránh né. Trên thực tế, nếu có hành vi vi phạm xảy ra thì việc đỗ xe hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính.
Trước hết tại Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 đã có quy định cụ thể về việc cấm chủ phương tiện tham gia giao thông khi có hành vi sau:
– Cá nhân sử dụng xe cơ giới xe máy chuyên dùng nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường để tham gia giao thông đường bộ;
– Hành vi tự ý thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định là hoàn toàn bị nghiêm cấm;
– Xét trên thực tế, xe được lắp đặt sử dụng còi đèn để phục vụ cho quá trình sử dụng nhưng hành vi của cá nhân sử dụng những phụ kiện này không đúng theo thiết kế đối với từng loại xe cơ giới hoặc sử dụng những thiết bị thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
Ngoài ra, tại Điều 55 Luật giao thông đường bộ 2008 đã quy định rõ về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ như sau:
– Xe để đảm bảo lưu thông đúng quy định thì việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới cần đảm bảo đúng quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm tuyệt đối việc cải tạo các xe ô tô khách thành xe ô tô chở khách;
– Xe được đưa ra sử dụng trên thị trường thì chủ phương tiện phải tôn trọng nguyên bản không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không chỉ không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt với hành vi vi phạm;
– Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ kéo xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc thì phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định).
– Quá trình thực hiện kiểm định thì cần sự kiểm sát của người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định. Các cá nhân này phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định;
– Việc kiểm định là nghĩa vụ của chủ phương tiện, người lái xe ô tô. Các cá nhân này phải chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.
– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm về việc quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. – – Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.”
Như vậy, chủ phương tiện giao thông không được tự ý thay đổi kết cấu xe, làm sai lệch kết cấu so với thiết kế ban đầu của xe theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Nếu có vi phạm thì sẽ bị xử phạt bởi cơ quan có thẩm quyền.
3. Mức phạt đối với lỗi tự ý độ xe có vi phạm luật giao thông:
3.1. Đối với xe máy, xe mô tô:
Theo Khoản 5 Điều 30
– Chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm Cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền lên tới 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Nếu hành vi vi phạm được thực hiện bởi tổ chức thì mức phạt gấp đôi là từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Tác động lên kết cấu xe như tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
+ Đăng ký xe là nghĩa vụ của chủ phương tiện nên hành vi tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe vì bất kỳ lý do gì cũng là vi phạm;
+ Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
+ Khi thực hiện thủ tục cấp lại số, Giấy đăng ký xe nhưng có dấu hiệu khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để lừa dối cơ quan có thẩm quyền;
+ Hành vi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
+ Có hành vi chống đối, không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định;
+ Phương tiện không có giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc giấy tờ đã hết hạn sử dụng nhưng chủ sở hữu cố tình đưa ra sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép;
+ Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông;
+ Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định;
+ Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông.”
Như vậy, Cá nhân tổ chức có thể bị phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 2 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1 triệu 600 nghìn đồng đến 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi độ xe như:
Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.
3.2. Đối với xe ô tô:
Cá nhân có hành vi vi phạm đối với việc độ xe ô tô sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 2 triệu đến 4 triệu đồng; trường hợp tổ chức thực hiện hành vi này thì chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô có thể bị áp dụng mức phạt từ 4 triệu đến 8 triệu đồng với các hành vi như tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy hoặc đưa phương tiện đã bị cắt hàng đúng loại dấu khung số máy trái quy định tham gia giao thông.
Đối với xe ô tô còn có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với cá nhân từ 12 triệu đồng đến 16 triệu đồng đối với các tổ chức là chủ xe ô tô máy kéo xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi sau đây:
– Có hành vi tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế trong hồ sơ đã nộp cho cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe hoặc tự ý lắp đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ công-ten-nơ trên xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
– Thực hiện việc cải tạo các xe ô tô khách thành xe ô tô chở khách.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Giao thông đường bộ 2008;
–